Bán đứt Vinamotor, tín hiệu tốt đầu năm cho công nghiệp ôtô Việt Nam

Việc Chính phủ quyết định thoái vốn toàn bộ khỏi Vinamotor chính thức đánh dấu thất bại của chiến lược bảo hộ doanh nghiệp ôtô nội nhưng là cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân nào đủ thực lực và tầm nhìn để nắm bắt.

Theo thông lệ, khi một vị quân vương băng hà, quần thần đứng xung quanh cùng hô lớn: đức vua đã mất để khẳng định một thực tế là người trị vì quóc gia đã ra đi. Liền đó, họ cũng hô lớn: đức vua muôn năm để khẳng định một thực tế mới là vẫn có một người trị vì quốc gia. Tức là sự lãnh đạo không một phút giây nào bị ngắt quãng, vì cuộc sống đòi hỏi như vậy.

xedoisong_vn_tru_so_vinamotor_kugs

Trụ sở Vinamotor ở vị trí vàng trên phố Hàng Trống, Hà Nội. Ảnh: Trần Duy Hưng

Cũng theo thông lệ ở Mỹ, trong các cuộc đua tranh, từ thể thao, chính trị cho tới kinh doanh, người thắng được hưởng tất. Điều này khến cho cuộc đua tranh rất kịch tính, không có nhân nhượng. Và điều này cũng làm cho cuộc chọn lọc trong xã hội cũng gay gắt như cuộc chọn lọc trong giới tự nhiên. Ở ta không gay gắt bằng vì người không thắng cũng vẫn được nhiều ưu đãi, nhất là nếu đó là doanh nghiệp con cưng của một nhóm lợi ích nào đó.

Vậy nên khi vừa bước sang năm 2015 này trong giới công nghiệp ôtô Việt Nam xôn xao bàn tán về việc Vinamotor, sau khi dự định của Chính phủ thoái 51% vốn nhà nước tại đó vào đầu năm ngoái không thành công, nay lại được quyết định là sẽ thoái hết vốn khỏi toàn bộ doanh nghiệp này. Mà Vinamotor là doanh nghiệp vốn được định hình từ năm 2003 để trở thành ‘vua’, hay chí ít cũng là kẻ đi đầu, trong nền công nghiệp ôtô Việt Nam: hằng năm đều được nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng cùng nhiều ưu đãi. Đây là doanh nghiệp được kỳ vọng nhiều trong chiến lược xây dựng nền công nghiệp ô tô nước nhà.

Thoạt nhìn, cơ ngơi của doanh nghiệp này cũng khá đồ sộ gồm 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 14 công ty con, 19 công ty liên kết và hai công ty liên doanh. Nhất là Tổng công ty có rất nhiều cơ sở hạ tầng và trụ sở, toàn nằm ở những vị trí đắc địa cho sản xuất kinh doanh. Nhìn kỹ hơn, có thể thấy nhiều công ty thuộc Vinamotor làm ăn có lãi, tuy chúng chủ yếu là các công ty liên doanh và liên kết còn chỉ có 6/14 công ty mà Vinamotar nắm phần vốn chi phối có lãi chút ít. Nhìn kỹ hơn nữa thì thấy rằng nhìn chung số xe mà Vinamotar thực sự làm ra rất lèo tèo, kiểu như Huyndai Vinamotor năm 2014 chỉ tiêu thụ được 300 sản phẩm xe khách, trong khi muốn có lãi thì con số đó phải là hàng nghìn trở lên.

Nhưng nhìn vào bản chất doanh nghiệp, chúng ta mới thấy có một chuyện đáng lưu tâm hơn là sau ngần ấy năm ưu đãi, những gì thực sự là giá trị đối với một doanh nghiệp trên thị trường thì Vinamotor chỉ là con số không: thương hiệu không, bí quyết công nghệ kỹ thuật không, thị phần gần bằng không, đội ngũ chuyên gia và công nhân có tay nghề ít ỏi còn cách quản trị vẫn theo kiểu hành chính bao cấp. Chiến lược bảo hộ công nghiệp trong nước, vốn rất thành công ở nhiều quốc gia đi sau trên thế giới như Đức, Nhật, Hàn Quốc… đã không có kết quả ở Việt Nam do chúng ta đã đặt nhầm hy vọng vào mô hình doanh nghiệp quốc doanh.

Với một doanh nghiệp như thế, thoái vốn nhà nước ra khỏi đó là điều Chính phủ rất nên làm và Chính phủ đang bắt tay vào làm. Nhưng vấn đề lại ở chỗ Việt Nam, suy cho cùng, với 100 triệu dân cũng là cần thiết nếu chúng ta có một nền công nghiệp ôtô. Việc bán Vinamotor nếu là điều không tránh khỏi, thì việc ai tiếp quản cơ nghiệp của nó lại là chuyện rất nên tính tới. Có nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới điều này: cả doanh nghiệp liên quan đến sản xuất ôtô đến những doanh nghiệp chỉ chuyên làm bất động sản hay kinh doanh… Cũng có nhiều nhóm lợi ích nhắm tới điều này từ các góc độ nhìn nhận khác nhau: lợi ích trước mắt với những gì có thể tận dụng được ngay từ một cơ chế không còn sức sống nữa, hay những gì sẽ thu hoạch được trong tương lai rất gần khi doanh nghiệp quốc doanh bao cấp mất đi vị thế độc tôn, không còn là trụ cột kinh tế để hưởng ưu đãi mà không phải làm gì nữa, còn doanh nghiệp ôtô Việt Nam nào thành công, đi đầu sẽ được hưởng toàn bộ những màu mỡ của thị trường.

Còn từ góc độ lợi ích chung của quốc gia, dù sao chúng ta cũng cần có một doanh nghiệp nào đó đi đầu, đủ tiềm lực để công nghiệp ôtô Việt Nam còn có thể có một cơ hội nào đỏ trên thị trường nước nhà, cũng như công nghiệp cơ khí là một ngành chủ lực mà bất kỳ quốc gia nào muốn công nghiệp hoá cũng cần phải có. Doanh nghiệp tiếp quản này, như vậy, nên là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ôtô và, nhất là, đáng mặt làm thủ lĩnh cho giới doanh nghiệp ôtô nước nhà. Điều này cũng có nghĩa là họ phải có một thị phần tính được, biết được sản xuất ôtô là làm cái gì, biết được vị thế hiện tại của mình và những bước đường sắp tới cần làm gì để giữ lại cho đất nước một chút gì đó của công nghiệp…

Và nhất là doanh nghiệp đó nên và phải là một doanh nghiệp tư nhân.

Vinamotor sắp mất, cùng với nó là một cơ chế làm ăn, một lối sống đã được định hình trong nhiều năm. Và có một cơ may mới cho các doanh nghiệp ôtô Việt Nam sắp tới khi chúng ta bắt tay vào tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân với một định hướng khác hẳn với định hướng đã chi phối khi lập chiến lược phát triển công nghiệp ôtô 25 năm trước. Sự chuyển giao quyền sản xuất và kinh doanh này là một cơ hội vàng, dù rằng hơi muộn, cho những ai định trở thành người đứng đầu của một lĩnh vực nhiều tiềm năng như thế.

Quả là không có tin gì đầu năm tốt hơn cho công nghiệp ôtô nước nhà.

Thông tin thêm về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Theo Phạm Bích San/Xe và đời sống

Bình luận

Nổi bật

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.