Bàn cờ Sacombank và cuộc đua triệu người quan tâm

(NTD) - Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đặc biệt được quan tâm bởi đang có cuộc chạy đua cân sức cân tài giữ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để có thể tham gia “sân chơi” tái cơ cấu cho ngân hàng này.

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhà đầu tư nào muốn tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank thì ngoài việc có năng lực tài chính mạnh để mua cổ phần còn phải có tiền thật để tăng vốn điều lệ nhằm xử lý những vấn đề đang tồn tại ngân hàng này.

Hiện tại đã xuất hiện 2 nhóm nhà đầu tư đánh tiếng với NHNN sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu Sacombank. Đó là Novaland Group và một nhóm nhà đầu tư gồm có: Evercore Group, Redsun Capital Limited và ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thành Thành Công.

Đối thủ cân sức cân tài

Nhóm nhà đầu tư do ông Đặng Văn Thành dẫn đầu có lợi thế lớn vì có nhà đầu tư nước ngoài là Evercore Group, bên cạnh đó là công ty chuyên tư vấn M&A Redsun Capital Limited và Tập đoàn Thành Thành Công hậu thuẫn.

Nếu được NHNN và Chính Phủ phê duyệt, nhóm trước tiên sẽ bổ sung năng lực tài chính cho Sacombank thông qua việc tăng ròng vốn điều lệ thêm 20.600 tỷ đồng. Như vậy Sacombank sẽ tiếp nhận một khoản vốn mới để cải thiện căn cơ các chỉ số an toàn hoạt động. Đồng thời, nhóm sẽ thành lập một hội đồng xử lý nợ để tập trung giải quyết nợ xấu và thu hồi các tài sản tồn đọng; kế đến là sử dụng các nguồn thu nhập có được để trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu…

Được biết, Evercore Group là công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư có trụ sở tại New York, niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với vốn hóa 2,8 tỷ USD.

Ông Đặng Văn Thành vốn không phải là cái tên xa lạ trong giới tài chính cũng như doanh nghiệp Việt. Khởi nghiệp từ ngành mía đường, năm 35 tuổi ông bắt đầu làm việc tại Sacombank và kết thúc chặng đường gần 20 làm việc tại ngân hàng này trong vai trò Chủ tịch HĐQT. Tại Sacombank, ông Thành ghi dấu ấn như là vị “thuyền trưởng” làm nên tên tuổi của ngân hàng này.

416nh
Nợ xấu của Sacombank sẽ được xử lý như thế nào đang là câu hỏi được nhiều cổ đông của ngân hàng này quan tâm. Ảnh: NĐH
 

Câu chuyện tái cơ cấu Sacombank ngày càng hấp dẫn hơn khi một ứng cử viên mới đầy tiềm năng khác là NovaGroup đã lộ diện và có tờ trình gửi NHNN.

Sau gần 10 năm đặt chân vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) do ông Bùi Thành Nhơn làm Chủ tịch HĐQT chính thức trở thành “ông lớn” trên thị trường này với vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng và đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 40.000 tỷ đồng, làm nên “lịch sử” về sự phát triển nhanh và bền vững.

Tham gia cuộc đua này, Novaland cũng đề xuất được mua 20% cổ phần của Sacombank cho thấy Novaland cũng đã chuẩn bị nhân sự cho Sacombank (tất nhiên nhân sự phải được NHNN xem xét, phê duyệt).

Theo đề án, ban cố vấn cho Sacombank mà Novaland đề xuất bao gồm ông Jose Isidro N. Camacho, hiện là Phó Chủ tịch Crédit Suisse châu Á, nguyên Bộ trưởng Tài chính Philippines; ông David F. Proctor, người từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch, Tổng Giám đốc của 6 ngân hàng quốc tế; ông Tri N. Pham, nguyên Giám đốc Điều hành Deutsche Bank Vietnam.

Về Ban Tổng Giám đốc, dự kiến có ông Thomas Tobin hiện đang là Giám đốc Visa Đông Nam Á, từng là Tổng Giám đốc HSBC Vietnam 2007-2011 và 18 năm làm việc cho HSBC Hồng Kông, Singapore. Phụ trách tái cấu trúc ngân hàng được dự kiến là ông Derek Lee hiện là Phó Tổng Giám đốc KPMG Hàn Quốc.

Cả hai cần bắt tay nhau

Cả hai nhóm nhà đầu tư này đều được đánh giá có năng lực tài chính và đều có tham vọng giành quyền chi phối Sacombank, tuy nhiên cả hai đều có những điểm bất lợi.

Theo báo cáo quý 4/2016 của Sacombank, nếu tính cả năm 2016, doanh thu thuần của Ngân hàng là 5.119 tỷ đồng, giảm 1.495 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương giảm 22,6%); lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 373 tỷ đồng giảm 773 tỷ đồng so với năm 2015 (1.146 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank là 5,3%, mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết cũng như mức trung bình của toàn ngành.

Sacombank vẫn chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu sau khi sáp nhập với Southern Bank và chất lượng tài sản đã trở nên xấu hơn. Xử lý nợ là câu chuyện căn bản tại Sacombank sau khi ngân hàng này nhận hợp nhất Southern Bank. Bất kỳ một đối tác nào muốn trở thành cổ đông của Sacombank đều nên hiểu điều này. Vậy ai trong 2 ứng cử viên sáng giá trên có lợi thế có thể phá được “tảng băng chìm” của ngân hàng này.

Ông Đặng Văn Thành – chính là cha đẻ đã gây dựng lên một Sacombank lớn mạnh (tất nhiên là trước khi sát nhập với ngân hàng Phương Nam). Bây giờ “cha đẻ” muốn quay lại “chăm sóc” cho “đứa con” của mình thì đây được xem là một lợi thế vô cùng to lớn. Bởi không ai hiểu con như cha mẹ. Nhưng đây cũng được xem là bất lợi khi chính ông Đặng Văn Thành đã không giữ được “con mình” và để rơi vào tay người khác (vào năm 2012 nhóm cổ đông đã thâu tóm Sacombank).

Thêm một bất lợi nữa cho ông Đặng Văn Thành là nếu ông quay về tiếp quản lại Sacombank, ông có thể gặp bất lợi từ một số người cũ của ngân hàng này. Về điểm này lại không đáng lo ngại với Novaland.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, ông Đặng Văn Thành chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý nợ xấu, đặc biệt nợ xấu của Sacombank hiện giờ chủ yếu rơi vào lĩnh vực bất động sản.

Nếu như bất lợi của ông Đặng Văn Thành thì lại được xem là lợi thế của Novaland, bởi công ty này có lợi thế và kinh nghiệm tốt trong vấn đề xử lý bất động sản tồn đọng. Các dự án bất động sản đang được coi là nợ xấu của Sacombank, biết đâu vào tay NovaGroup sẽ trở thành những dự án hồi sinh?

Tuy nhiên Novaland cũng hiểu những thách thức mà họ gặp phải bởi cơ hội lớn thì rủi ro cao. Cách quản trị cũng là một mô hình hoàn toàn mới với một công ty bất động sản như Novaland. Sacombank chịu sức ép biến động nhân sự, tháng nào ngân hàng cũng sẵn sàng tuyển dụng hàng trăm nhân viên…

Như vậy, điểm mạnh này của người này lại là điểm yếu của người kia. Vậy nên có ý kiến cho rằng, 2 nhóm nhà đầu tư này nên bắt tay nhau cùng tham gia “sân chơi” tái cơ cấu Sacombank. Tận dụng những ưu thế của nhau để xây dựng Sacombank vượt qua khó khăn, ngày một lớn mạnh, lấy lại được vị thế là một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất của Việt Nam. Đây có lẽ là điều mà không chỉ cổ đông của ngân hàng này mà NHNN và Chính phủ cũng mong muốn nhất.

Mai Trinh

 

Bình luận

Nổi bật

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.

'Đỏ mắt' tìm đơn vị định giá đất, dự án xây chợ ở Hóc Môn 30 lần thông báo vẫn chưa có ai nhận

'Đỏ mắt' tìm đơn vị định giá đất, dự án xây chợ ở Hóc Môn 30 lần thông báo vẫn chưa có ai nhận

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có thư mời lần thứ 30, mời các đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất 4.400m2 ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

Kể từ đầu năm 2024, không chỉ các chủ đầu tư đồng loạt “bung hàng”, mở bán các dự án mới mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới cũng “ồ ạt” tuyển quân, chuẩn bị cho một chu kỳ mới của thị trường bất động sản.