Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/12/2013, 22:00 PM

Bài học dùng phần mềm chứa đường lưỡi bò đã được bỏ

Vụ trưởng Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn cho biết, từ năm 2013, sách Tin học dùng cho trung học cơ sở quyển 2 không còn bài “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer” có đường lưỡi bò.

Mới đây, khi mở phần mềm Earth Explorer để học môn Tin, bài “Học địa lý thế giới với Earth Explorer” , một số giáo viên và học sinh phát hiện có “đường lưỡi bò” khi xem đường biên giới các nước. Chia sẻ với Thanh niên, hiệu trưởng một trường THCS cho biết, toàn bộ máy tính trong phòng máy ở đây được cài đặt phần mềm cả hai phiên bản 3.5 và 5.0 cho học sinh.

“Khi giáo viên phát hiện “đường lưỡi bò” đã thông báo cho tôi. Chương trình này là của Bộ GD&ĐT đưa xuống các trường nên chỉ có cách chỉ đạo giáo viên khi có học sinh phát hiện, thắc mắc thì hướng dẫn các em “đường lưỡi bò” là ranh giới bất hợp pháp, không được các nước công nhận”, vị hiệu trưởng nói.

Ngay sau khi có thông tin trên, ông Bùi Việt Hà, một trong số các tác giả viết sách giáo khoa Tin học lớp 7 chia sẻ, trong chương trình khung Tin học có 1 chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác” nên người viết phải lựa chọn các phần mềm để học sinh làm quen.

Năm 2007 – thời điểm viết cuốn sách, các phần mềm giáo dục của Việt Nam hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn 1 số phần mềm của nước ngoài về Toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen. Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản DEMO, không thể mua bản quyền vì kinh phí không có.

“Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản DEMO có 1 số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng “đường lưỡi bò” chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó”, ông Hà cho biết.

Ông giải thích, trên thực tế, việc đưa phần mềm này vào để học sinh biết được cách xem, zoom, dịch chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ. Đó không phải là bài học địa lý mà chỉ đơn thuần là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ. Đến năm 2012, một số giáo viên đã phát hiện ra “đường lưỡi bò” và từ năm 2013 bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình, tuy nhiên SGK cũ vẫn còn.

Cũng là người đóng góp công sức cho cuốn sách giáo khoa Tin học lớp 7, ông Bùi Văn Thanh bổ sung: SGK Tin học quyển 2 (dành cho lớp 7) được bắt đầu biên soạn từ tháng 3 năm 2006, tháng 7-8 năm 2007 được xuất bản. Mục đích của nhóm tác giả là chọn phần mềm miễn phí để học sinh sử dụng phần mềm máy tính ứng dụng trong việc học các môn khác. Lúc đó hoàn toàn chưa có vấn đề “đường lưỡi bò” nhạy cảm, vì thực tế tháng 5/2009 Bắc Kinh mới công bố điều này.

Bên cạnh đó, vì là phần mềm của nước ngoài nên người phát triển có toàn quyền cập nhật, nâng cấp phần mềm, và đây là điều những người viết sách không kiểm soát được. “Trong phiên bản tại thời điểm 2006 chúng tôi không phát hiện thấy điều này (thực tế cũng không thể thấy được). Hiện tại, nếu giáo viên download từ Internet sẽ nhận được phần mềm như hiện nay”, ông Thanh nói và cho hay, vừa qua, khi chỉnh lý, bổ sung, phần mềm này đã bị loại khỏi SGK và thay bằng một nội dung khác. SGK đã chỉnh lý này sẽ được xuất bản năm 2014.

Chiều 24/12, Bộ GD&ĐT có công văn trả lời chính thức về phần mềm tin học có chứa đường lưỡi bò. Bộ trưởng giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn khẳng định, sách Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 2 được viết năm 2007 có bài “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer” với thời lượng 4 tiết. Cũng như nhiều phần mềm khác được sử dụng trong sách tin học phổ thông, bản dùng thử và miễn phí của phần mềm Earth Explorer được sử dụng và hướng dẫn trong cuốn sách là 1 ví dụ minh họa để học sinh rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng phần mềm máy tính trong học tập. 

“Trong phần mềm Earth Explorer có đường lưỡi bò, vì vậy từ năm 2013 cuốn sách giáo khoa Tin không còn bài “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer”. Những cơ sở vẫn dùng sách cũ yêu cầu không được dạy bài này”, công văn nêu.

Hoàng Thùy

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.