Dữ liệu cũ
Thứ hai, 09/01/2017, 18:17 PM

Bác bỏ đề xuất hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc

(NTD) - Sáng 9/1, Bộ Y tế đã chọn phương án hiến máu theo hình thức tự nguyện. Trước đó, dự thảo về việc bắt buộc hiến máu đã gây nhiều tranh cãi.

Bộ Y tế vừa công bố dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, trong đó đề ra hai phương án: Phương án 1 là quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.

15969852_1743658315961994_1811241204_n
Hiến máu nhân đạo được đề xuất thành bắt buộc 1 năm/lần, Ảnh: Đất Việt

Phương án 2: Quy định việc hiến máu là hình thức tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Như vậy, với dân số khoảng  90 triệu người, nếu áp dụng phương án 1 thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu). Tuy nhiên, nếu sử dụng phương án này sẽ tồn đọng khoảng 28 triệu đơn vị máu dư thừa không cần thiết.

Mặt khác, theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, thì chưa có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân.

Cũng theo Viện Huyết học Truyền máu T.Ư, năm 2016 cả nước tiếp nhận được trên 1,2 triệu đơn vị máu (350 ml/đơn vị), tính cả người hiến máu loại 250 ml thì có tổng số trên 1,4 triệu đơn vị máu được hiến tặng, tương đương 1,52% dân số. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi quốc gia có 2% dân số tham gia hiến máu là đảm bảo đủ máu cho điều trị.

Để phản đối về dự thảo luật bắt buộc hiến máu, nhiều ý kiến cho rằng, ở nước ta hiện nay, việc hiến máu trên tinh thần tự nguyện đã đáp ứng gần đủ so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (1,52% so với 2%), vì sao cần phải bắt buộc hiến máu?

Sau quá trình công khai dự thảo để lấy ý kiến của nhân dân, Bộ Y tế đã chọn phương án 2 “Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”. Bởi theo đại diện Bộ Y tế, quy định hiến máu tự nguyện vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Văn Tiến

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.