Thực hành thể chế tốt - nâng cao chất lượng quy định, cải thiện môi trường pháp lý

(CL&CS) - Thực hiện thực hành thể chế tốt giúp nâng cao chất lượng quy định, cải thiện môi trường pháp lý có thể thúc đẩy các điều kiện cho tăng trưởng và đầu tư bền vững.

Thực hành thể chế tốt (GRP) là các quá trình, hệ thống, công cụ và phương pháp đã được các tổ chức quốc tế công nhận nhằm nâng cao chất lượng quy định/chính sách và đảm bảo rằng kết quả của việc quy định/ chính sách hiệu quả, hiệu lực, minh bạch, toàn diện và bền vững.

Việc thực hiện GRP sẽ tạo ra quy định có chất lượng, chất lượng quy định có mối quan hệ tương quan với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện GRP thúc đẩy đầu tư thông qua việc tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và có thể dự đoán được; Nâng cao trách nhiệm giải trình trong quá trình ra quyết định; Giải quyết những lỗ hổng trong hệ thống quản lý quy định, giảm chi phí và gánh nặng hành chính của các quy định, chính sách; Tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, ổn định; Phù hợp với sự phát triển quốc tế về sự thống nhất trong quy định.

Áp dụng GRP sẽ giúp các nước Thành viên nâng cao hiệu quả việc tuân thủ Hiệp định TBT/SPS của WTO. Tóm lại, thực hiện GRP giúp nâng cao chất lượng quy định, cải thiện môi trường pháp lý có thể thúc đẩy các điều kiện cho tăng trưởng và đầu tư bền vững.

Các yếu tố cốt lõi của GRP bao gồm chính sách quy định, các công cụ chất lượng quy định và thủ tục, các công cụ chính sách quy định và đầu ra, thể chế quy định.

Nguyên tắc của GRP theo Hướng dẫn của ASEAN rõ ràng trong cơ sở chính sách, mục tiêu và khuôn khổ thể chế; Thứ nhất là tạo ra lợi ích phù hợp với chi phí và ít gây biến dạng nhất cho thị trường; thứ hai là nhất quán, minh bạch và thực tiễn; thứ ba là hỗ trợ hợp tác quy định khu vực; thứ tư là thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan; thứ năm là phải được rà soát thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả và hiệu lực.

GRP trong các Hiệp định Thương mại Khu vực: Tích hợp vào các Hiệp định thương mại khu vực trong các chương TBT hoặc SPS (khẳng định lại, mở rộng hơn các cam kết của Hiệp định TBT hoặc SPS của WTO); Phụ lục hoặc chương cụ thể của từng ngành nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác hoặc tính nhất quán về mặt quy định bổ sung trong các ngành cụ thể (thường gặp nhất là các sản phẩm hóa học, thiết bị y tế và các dược phẩm); chương độc lập riêng biệt tập trung cụ thể vào các vấn đề chính sách quản lý.

Các công cụ của GRP bao gồm: Đánh giá tác động Quy định (RIA) – hệ thống kiểm tra và cải thiện quy định và các quy tắc mới; Tham vấn công chúng; Rà soát sau thực thi; Chiến lược tuân thủ: cải cách về mặt thực thi và kiểm tra giám sát; cách tiếp cận cho quản lý về mặt quy định đối với các hoạt động mang tính đổi mới.

TIN LIÊN QUAN