Tác động của Trung Quốc đối với khu vực khi tái cân bằng kinh tế

(NTD) - Quá trình tái cơ cấu cân bằng kinh tế của Trung Quốc là một bài học rất lớn đối với kinh tế Việt Nam

Chủ trì Hội thảo có: TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR; TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) và TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương.

Hội thảo phân tích tác động đa chiều của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực

Một trong những hoạt động học thuật chính của Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) là “Hội thảo thường niên về  kinh tế Trung Quốc” ngày 28/11 là nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi khoa học của các học giả trong nước và quốc tế về tình hình kinh tế Trung Quốc đương đại. Tiếp nối thành công của Hội thảo năm 2012 và 2013, Hội thảo năm nay tiếp tục thảo luận vềcác vấn đề  kinh tế  và chiến lược của Trung Quốc  trong bối cảnh Trung Quốc  đang thể  hiện những thay đổi nhất định trong việc xử  lý các vấn đề  mất cân bằng trong nước cũng như trong cách tiếp cận của quốc gia này với thế giới để khẳng định hình ảnh của một cường quốc khu vực và toàn cầu.

Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Nhằm đưa ra những đánh giá về  các diễn biến, tác động từ quá trình tái cân bằng kinh tế  của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian qua và những khả năng sắp tới, từ  đó gợi mở  những hàm ý cho Việt Nam, Chương trình Nghiên cứu Kinh tế  Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) tổ  chức Hội thảo khoa học quốc gia mang tên “Trung Quốc tái cân bằng kinh tế và những tác động đa chiều đối với khu vực”.

Với thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc, các chuyên gia tại Hội thảo cũng gợi ý một số hướng mở đối với kinh tế Việt Nam, trong đó, có nội dung tái cơ cấu ngành. Theo các chuyên gia, mấu chốt là chuyển đổi mô hình tăng trưởng truyền thống sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đạt hiệu quả cao về chất lượng...

Hội thảo đưa ra con số thống kê về tỉ trọng vốn và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước. Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 32% GDP trong khi đó khu vực ngoài nhà nước chỉ chiếm 37% nhưng lại tạo ra tới 48% GDP (số liệu năm 2013).

Hiểu quả kém như vậy là do việc cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được thành công, chưa đóng góp vào phát triển quốc gia tương xứng với vị trí được giao và nguồn lực đang được nắm giữ. Doanh nghiệp nhà nước chưa đủ khả năng để nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.hiệu quả hoạt động của DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam đều thấp hơn so với khu vực ngoài quốc doanh, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế ngày càng giảm.

Dựa vào kết quả nghiên cứu nền kinh tế Trung Quốc, kinh nghiệm lớn nhất Việt Nam rút ra từ là: giảm số lượng doanh nghiệp, số lượng lĩnh vực mà nhà nước tham gia; đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có tính độc quyền: quốc tế hóa các tiêu chuẩn về quản trị và hoạt động.

PV

Nên đọc