Theo đó, đến gần cuối tháng 3, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bị giảm 35-50% đơn hàng do bị hủy hay thiếu nguyên liệu.
Doanh nghiệp cá tra là những đơn vị thiệt hại nặng nhất. Trong tháng 1, gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc bị gián đoạn hoặc ngưng trệ. Đến đầu tháng 3, khu vực ảnh hưởng lan rộng sang châu Âu và một số nước. Giữa tháng 3, nhiều đơn hàng tại Trung Đông, châu Á hay Nam Mỹ cũng bắt đầu ách tắc, hủy hoặc thông báo ngừng và chưa có thời gian quay trở lại.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bị giảm 35-50% đơn hàng, trong đó doanh nghiệp cá tra là những đơn vị thiệt hại nặng nhất. |
Kế đến là xuất khẩu tôm cũng bị ảnh hưởng, được biết, từ 35-50% đơn hàng xuất khẩu tôm đi Mỹ và EU tạm hoãn giao hàng hoặc hủy do khách không bán được. Lượng tồn kho tại nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều lớn, kho lạnh đã đầy và không còn đủ sức chứa. Tại nhiều nước nhập khẩu, nhà cung cấp đã linh hoạt giảm giá bán từ 25-30% nhưng cũng không thể kích cầu.
Cũng theo VASEP thì tình hình tương tự này cũng đang diễn ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản. Nhiều doanh nghiệp đưa ra nhận định rằng, tháng 1/2020 mới là thời điểm bắt đầu cho giai đoạn ách tắc trong hoạt động thương mại thủy sản. Từ khi dịch bệnh lan rộng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, VASEP đề nghị các doanh nghiệp bình tĩnh, trước mắt nên phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo và cùng Chính phủ chung tay vượt khó.
Vy Vy