Xã hội phát triển, yêu cầu của người dân về an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao. Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đã được nhiều doanh nghiệp thực phẩm sử dụng. Đây được xem như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu rất toàn diện, có liên quan đến nhau, từ việc cung cấp, bố trí cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, môi trường đến kiến thức và nhận thức của cá nhân, quy trình sản xuất phù hợp, các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá...
ISO 22000 được xem như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Ảnh minh họa.
Do đó hiển nhiên, một cơ sở áp dụng ISO 22000 có nhiều việc phải làm hơn so với những cơ sở không áp dụng tiêu chuẩn này, từ việc đầu tư đến huấn luyện, xây dựng quy trình, thực hiện giám sát... Xét từ góc độ đó rõ ràng cần có những chi phí nhất định cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu so với các lợi ích mà nó mang lại thì các chi phí này là rất đáng để “đầu tư”.
Có thể kể đến một số lợi ích khi áp dụng ISO 22000 như: Có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ có liên quan; Giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức; Mang lại niềm tin và sự hài lòng của khách hàng;
Thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành; Cải thiện khả năng ứng phó với rủi ro (liên quan đến an toàn thực phẩm); Tăng cơ hội kinh doanh; Giảm thủ tục giấy tờ cần thực hiện (không cần làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm)...
Doanh nghiệp cũng cần xác định việc áp dụng ISO 22000 không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xác định việc áp dụng ISO 22000 không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những vấn đề sau đây cần được quan tâm ngay khi bắt tay vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn này:
Cở sở hạ tầng không được thiết kế ngay từ đầu trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu của các chương trình tiên quyết nên khi sửa đổi thường mang tính chắp vá, gượng ép;
Sự sẵn có và mức độ chính xác của các cơ chế/thiết bị giám sát và thử nghiệm, đặc biệt giám vùng nguyên liệu và thử nghiệm nhanh nguyên liệu đầu vào; Thói quen vệ sinh và tính tự giác của nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không dễ thay đổi; Sự chủ quan do trong một thời gian dài không có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra...