Trong năm 2021, các doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia chương trình, trong đó có 13 doanh nghiệp và nhà máy đầu tiên đã được đánh giá về việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn cho các ngành hàng: Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến và thủy hải sản.
Tổng cộng 52 giải pháp được đưa ra cho nhóm doanh nghiệp và và nhà máy được lựa chọn đánh giá trong đợt đầu, trong đó các giải pháp chính bao gồm: tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên đầu vào như điện, nhiệt, nước, sinh khối; các giải pháp cải thiện môi trường lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các giải pháp về quy trình sản xuất, sản xuất tuần hoàn và tăng hiệu quả truyền thông. Phần lớn các giải pháp có thời gian hoàn vốn dưới 2 năm (41/52 giải pháp), số còn lại có thời gian hoàn vốn 2-5 năm (6 giải pháp), 6-10 năm (2 giải pháp) và chỉ có 1 giải pháp có thời gian hoàn vốn trên 10 năm.
Trong số 52 giải pháp được đưa ra, 61% cần mức kinh phí đầu tư dưới 100 triệu, 29% không cần đầu tư và chỉ 10% cần chi phí đầu tư từ 100 – 500 triệu.
Hiệu quả kinh tế được ước tính là 34,6 tỷ tiết kiệm được nếu như doanh nghiệp thực hiện theo các giải pháp của tư vấn.
Trong năm 2021, hợp phần được triển khai vào đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng đi lại của tư vấn. Tuy nhiên, dự án cùng với đội ngũ tư vấn và các doanh nghiệp tham gia đã cùng phối hợp tìm kiếm, thực hiện các giải pháp và đã thành công với hình thức tư vấn trực tuyến.
Trong thời gian tới, hợp phần tiếp theo sẽ được triển khai với sự hỗ trợ của Trung tâm Thương mại quốc tế ITC, sự phối hợp của Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương cũng như việc lồng ghép Dự án Xúc tiến Cung và Cầu cho các sản phẩm nông sản sinh thái công bằng tại Việt Nam (Eco-Fair)