Doanh nghiệp niêm yết nào hưởng lợi nhất từ EVFTA?

(CL&CS) - Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được coi là cú hích quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5-10 năm tới. EVFTA còn có ý nghĩa góp phần đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế.

Lô gạo đầu tiên của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) xuất khẩu sang EU với thuế suất 0%.

Hai Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) và EVFTA đã được Nghị viện châu Âu thông qua chính thức vào tháng 2/2020, sau đó Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6/2020, có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2020.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm khoảng 2,18 - 3,25% vào năm 2025 (giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57 - 5,3% vào năm 2030 (5 năm tiếp theo) và 7,07 - 7,72% vào năm 2035 so với kịch bản cơ sở (năm 2020).

Năm 2019, EU 27 (không tính Anh) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, với tổng kim ngạch thương mại đạt 49,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 35,78 tỷ USD còn nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đạt 14,05 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại đạt 32,17 tỷ USD, giảm nhẹ -2,2% so với cùng kỳ (YoY) do ảnh hưởng của COVID-19

CTCP Chứng khoán SSI đánh giá: Các nhóm ngành xuất khẩu được cho là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhờ EVFTA gồm có nông sản (gạo, đường, thịt gia súc gia cầm, rau củ quả), chế biến chế tạo (dệt may, da giày), dịch vụ vận tải, logistics… Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu được hưởng lợi gồm có máy móc linh kiện, ô tô... Bên cạnh đó, trong dài hạn, các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, phân phối cũng sẽ được mở cửa cho các nhà đầu tư EU.

Các ngành hàng xuất/nhập khẩu được hưởng lợi/bị ảnh hưởng trực tiếp ngay sau khi EVFTA có hiệu lực và tác động đối với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành đó. Triển vọng tăng trưởng mà hiệp định này mang lại cho nền kinh tế tuy được dự báo là lớn trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, không phải thuế giảm ngay về 0% hoặc hạn ngạch trong khuôn khổ EVFTA được dỡ bỏ là các doanh nghiệp được hưởng lợi ngay lập tức.

Một phần lý do nằm ở việc một số mặt hàng đã có thuế xuất/nhập khẩu bằng 0% trước khi EVFTA được ký kết (có thể theo khuôn khổ mức thuế quan phổ cập GSP) bên cạnh các lý do khác như các ngành hàng/doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật…

SSI nghiên cứu 9 ngành: gạo, rau củ quả, cà phê, điều, dệt may, thủy sản, gỗ, hóa chất, sữa và sắp xếp các ngành theo mức độ hưởng lợi nhất (ngay lập tức, có khả năng tác động đến doanh thu và lợi nhuận của ngành và công ty ngay sau khi EVFTA có hiệu lực) theo như bảng dưới đây:

TIN LIÊN QUAN