Ghi nhãn, chứng nhận và các kết quả thử nghiệm là các cách mà doanh nghiệp có thể chỉ ra sự phù hợp của các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với các tiêu chuẩn liên quan, nhờ đó tạo được lòng tin với người tiêu dùng. Một số câu chuyện thực tế tại malaysia và một số nước dưới đây có thể là những ví dụ về việc tạo niềm tin về bảo vệ người tiêu dùng thông qua tiêu chuẩn.
Năm 2011, một nhà sản xuất thịt khô nổi tiếng ở Malaysia đã bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng khi các hóa chất bị cấm và gây ung thư được cho là sử dụng trong sản phẩm của họ. Theo Báo Star (ngày 19 tháng 2 năm 2015), Bộ Y tế Malaysia đã yêu cầu công ty này thu hồi thịt lát khô khỏi kệ hàng sau khi xét nghiệm cho thấy hàm lượng nitrat natri ở mức nguy hiểm.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại các chất nitrat và nitrit là chất nếu ăn vào bụng có thể gây ung thư cho con người và nó có thể gây rủi ro cho những người đang mắc bệnh tim.
Thịt khô được tiêu thụ rộng rãi trong dịp Tết Nguyên đán ở Malaysia. Nhưng khi những lo ngại về hóa chất nổi lên, hầu như không có giao dịch bán hàng nào được thực hiện - mọi người đã không mua chúng vào năm đó. Đứng trước nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng của doanh nghiệp, chủ sở hữu và ban giám đốc nhà máy sản xuất thịt khô đã tìm cách xoay chuyển tình thế của doanh nghiệp bằng cách tăng cường quản lý quá trình sản xuất sản phẩm thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Không lâu sau đó, khi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với ISO 22000:2005, giúp khắc phục được những nguy cơ gây mất an toàn để đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng, doanh số sản phẩm thịt khô đưa ra lưu thông trên thị trường đã được cải thiện, và niềm tin đối với các khách hàng của họ đã được nhen nhóm.
Một sản phẩm có thương hiệu có kèm theo sự tin tường về chất lượng? Không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, người tiêu dùng mua ô tô từ một thương hiệu do Đức sản xuất đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về hộp số (sự cố hộp số sang số trực tiếp hoặc DSG). Đây là vấn đề xảy ra tương đối phổ biến trên một số mẫu xe của thương hiệu này. Một số chủ xe đã bị bỏ lại bên đường do các sự cố cơ khí nêu trên. Cũng chính thương hiệu này đã bị phạt hàng tỷ USD sau khi bị phát hiện gian lận về kết quả khí thải.
Tiêu chuẩn có thể là một giải pháp hữu hiệu cho việc lấy lại lòng tin của người tiêu dùng trong trường hợp này. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949-Hệ thống quản lý chất lượng cho ngành ô tô là tập hợp các phương pháp thực hành dành cho các nhà sản xuất ô tô để đảm bảo rằng ô tô họ sản xuất an toàn và hoạt động như dự định trên đường. Việc tham khảo chế độ hỏng hóc và phân tích ảnh hưởng (FMEA), Qúa trình phê duyệt các bộ phận sản xuất (PPAP) và các qúa trình khác là rất quan trọng để đảm bảo rằng cao su đáp ứng yêu cầu của đường về mặt an toàn và hiệu suất cho khách hàng. Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn về dây đai an toàn, lốp xe và túi khí để đảm bảo chúng thực hiện chức năng bảo vệ người sử dụng xe.
Một ví dụ khác xảy ra tại Thuỵ Điển, một nhà bán lẻ đồ nội thất đã ban hành lệnh thu hồi bộ ngăn kéo tủ do nguy cơ bị rơi. Trong ba năm, ba trường hợp tử vong được báo cáo liên quan đến việc rơi ngăn kéo và hầu hết rơi vào trẻ em (vì đây là đồ nội thất dành cho trẻ em). Các báo cáo cho biết hơn 27 triệu bộ ngăn kéo tủ đã bị ảnh hưởng và công ty đã đề nghị các khách hàng của mình để được sửa chữa các bộ bị lỗi.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước (chủ yếu là các nước phát triển như Úc..) và khách hàng chỉ trích tính hiệu quả của chương trình sửa chữa. Các nhà phê bình nói rằng lẽ ra phải thu hồi toàn bộ các bộ ngăn kéo tủ bị ảnh hưởng. Tiêu chuẩn ISO 10393:2013 – Hướng dẫn Thu hồi Sản phẩm đã cung cấp các hướng dẫn và phương pháp thực hành tốt nhất cho các tổ chức như nhà bán lẻ đồ nội thất và nhà sản xuất ô tô để tiến hành thu hồi hiệu quả các sản phẩm có khả năng không an toàn trên thị trường và thực hiện hành động khắc phục cần thiết. Nhờ áp dụng tiêu chuản trên, công ty đã khẳng định việc sửa chữa các bộ bị lỗi là phù hợp, vẫn đảm bảo quyền lợi của người tiêi dùng mà không cần phải thu hồi toàn bộ sản phẩm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong thực tế sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp có thể lấy lại lòng tin về bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn thích hợp. Những ví dụ trên chắc chắn nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về vai trò của các tiêu chuẩn trong việc cải thiện phúc lợi của chúng ta trong thương mại, môi trường kinh tế và sức khỏe. Việc sử dụng hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn giúp củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, nhưng tại sao vẫn có những vụ bê bối về an toàn sản phẩm và chất lượng dịch vụ kém – đôi khi ở quy mô toàn cầu?
Ở nhiều quốc gia, nhất là tại các nước đang phát triển, trừ khi việc tuân thủ tiêu chuẩn là bắt buộc, các doanh nghiệp chưa coi trọng việc sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc tuân thủ tiêu chuẩn trên cơ sở tự nguyện hoàn toàn được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng thị phần và đạt được lợi thế cạnh tranh. Chứng nhận được cấp cho Hệ thống quản lý chất lượng không nhất thiết có nghĩa là sản phẩm an toàn hoặc thân thiện với môi trường
Do đó, ở Malaysia, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý phải có khả năng thực hiện giám sát thị trường hiệu quả để đánh giá nhu cầu bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn thich hợp hiện có – cả quốc tế và quốc gia. Họ cần có năng lực để xây dựng các quy định luật pháp liên quan để bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cho sân chơi, chất lượng nước uống và hàm lượng kim loại nặng trong tất cả các loại sản phẩm tiêu dùng, các chất độc hại với môi trường và ghi nhãn sản phẩm tiêu dùng, quy trình thu hồi và quản lý rủi ro phải được thực hiện bắt buộc. Các chức năng quản lý hoặc các cơ quan chính phủ cần được sắp xếp hợp lý để khắc phục tình trạng dư thừa và kém hiệu quả. Vấn đề với các chức năng chồng chéo và các vùng xám đang làm tê liệt việc bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ô tô. Luật bảo hành yếu cho phép các nhà sản xuất ô tô thoát khỏi tình trạng coi thường an toàn và phúc lợi của người tiêu dùng.
Các ý kiến cũng cho rằng Malaysia cần xác định hệ thống và cơ sở hạ tầng bảo vệ người tiêu dùng để người tiêu dùng tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế. Việc này cần song hành với phát triển tiêu chuẩn để đem lại hiệu quả chung cho nền kinh tế./.