Thứ sáu, 09/07/2021, 21:38 PM

Ai sẽ tạo nên tăng trưởng?

(CL&CS) - Trong thế khó, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64% là một thành tích. Câu hỏi là tăng trưởng tốt nhưng chất lượng tăng trưởng và thực lực của đất nước, thực lực của doanh nghiệp và chất lượng FDI như thế nào. Các gói cứu trợ phải rõ ràng, theo chuẩn mực cụ thể, tiền cứu trợ bao nhiêu, đi đâu cũng phải có quy chuẩn cụ thể.

 PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia trả lời phỏng vấn của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống.

Ông nhìn nhận những kết quả kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm như thế nào, tốc độ tăng trưởng đạt 5,64% là cao hay thấp, là thành tích hay đáng lo khi tốc độ này còn quá xa ? 

Tình hình quốc tế tuy khởi sắc hơn năm ngoái, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và giá cả vật liệu tăng kéo theo tâm lý đầu cơ, đe dọa nguồn cung ứng nguyên vật liệu toàn cầu.

Trong nước, dịch Covid-19 diễn biến bất thường, dồn dập, gây sốc khiến việc điều hành của Chính phủ khó khăn hơn rất nhiều. Sức của doanh nghiệp đang dần bị bào mòn. Khả năng chống đỡ của người dân và doanh nghiệp đã yếu đi. Việc điều hành của Chính phủ khó khăn hơn rất nhiều.

PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia

PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia

Trong thế khó đó thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64% là một thành tích. Nhưng trong thành tích này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải suy xét thấu đáo.

Vấn đề là thực lực của đất nước, thực lực của doanh nghiệp và thực chất tăng trưởng như thế nào và ai tạo ra tăng trưởng thì mới có ý nghĩa chứ không phải là tốc độ tăng GDP.

Và ông nhìn thực chất của tăng trưởng, thực lực tăng trưởng như thế nào?

Thực chất của tăng trưởng là thế nào khi mà doanh nghiệp Việt trong nhiều lĩnh vực, từ du lịch, hàng không, giao thông, vận tải.... sức yếu dần. Hệ lụy của động cơ tăng trưởng dựa quá nhiều, quá lâu vào khu vực FDI, vào công nghiệp gắn với xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng rõ nét.

Khi tăng trưởng nghiêng nhiều vào FDI thì để tăng tăng trưởng thì chính sách sẽ còn “chạy theo” FDI.

Nông nghiệp là bệ đỡ cho tăng trưởng, nhưng với mức đóng góp khoảng 14% trong GDP không thể bù đắp cho sự sút giảm của dịch vụ, công nghiệp.

Các trung tâm tăng trưởng như Hà Nội, TP.HCM, các cứ địa sản xuất Bắc Giang, Bắc Ninh đều trong trạng thái bấp bênh, từ, Hà Nội rồi tới khu vực... Nếu không giữ được sự thông suốt của các cực tăng trưởng, không bảo vệ được những điểm sáng như Quảng Ninh, Hải Phong... thì  thách thức sẽ gia tăng.

Việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh bằng cách giãn nợ, khoanh nợ trong năm qua đang ẩn chứa bất ổn trong cả hoạt động của doanh nghiệp và cấu trúc của hệ thống ngân hàng.

6 tháng đầu năm, CPI chỉ tăng 1,47%– mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 cho thấy sức mua giảm mạnh.

Tất cả điều này đang là bài toán đặt ra cho Chính phủ.   Bây giờ không phải là lúc bàn về thúc đẩy tăng trưởng một cách đơn thuần mà phải làm rõ nguyên tắc, cách thức hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ các trụ cột của nền kinh tế, để có các quyết sách thực tế, kịp thời.

Vậy ai sẽ tạo ra tăng trưởng? Hỗ trợ như thế nào để doanh nghiệp đứng dậy? Hỗ trợ ai, tiêu chuẩn, tiêu chí xác định thế nào, nguồn lực nào, cần nguyên tắc và cách thức nào để các gói cứu trợ và các giải pháp hỗ trợ phát huy hiệu quả, thưa ông?

Làm thế nào để các gói cứu trợ, các giải pháp hỗ trợ phát huy hiệu quả đang là câu hỏi được đặt. Xác định doanh nghiệp nào bị thiệt hại nặng nhất và nên cứu trợ bao nhiêu, cứu trợ như thế nào, cứu ai để vực dậy nền kinh tế là câu hỏi lớn.

Sau một năm 2020 phải nằm im, ngay giữa mùa xuân các doanh nghiệp du lịch đã   rùng rùng đứng dậy, chuẩn bị bàn ghế, sơn sửa, sắp xếp nhân sự để chuẩn bị đón mùa du lịch hè. Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đã hào hứng nói về sự trở lại.

Nhưng đợt dịch COVID  lần thứ 4 giáng thêm cú đòn vào nhiều doanh nghiệp đã rất yếu. Họ sẽ đứng lên thế nào sau đợt dịch này và doanh nghiệp muốn gì, cần gì?

Chỉ khi doanh nghiệp được hỗ trợ để tham gia vào các chuỗi sản xuất và các chuỗi sản xuất hiện hữu được hỗ trợ để duy trì, thúc đẩy kết nối với thế giới. Chỉ khi các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ… được hỗ trợ để tìm kiếm cơ hội và giải pháp phát triển theo đúng xu thế phát triển của kinh tế số. Khi đó, nền kinh tế mới thực sự đứng dậy cùng với thế giới bằng thực lực.  

Điều tôi cảm thấy lo ngại là mỗi khi nói đến hỗ trợ là  nhiều người hay đặt câu hỏi là cần bao nhiều tiền và tiền ở đâu. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ đóng mọi cánh cửa của ý tưởng, của tư duy, của chính sách mới.

Trong điều kiện nguồn lực cứu trợ thiếu hụt, tình huống cứu trợ ngày càng khó khăn thì cần phải tính đến hiệu quả cứu trợ theo nghĩa để cứu nền kinh tế chứ không thể là cứu tất cả mọi doanh nghiệp. Làm sao để nền kinh tế Việt Nam sau dịch, thậm chí trong dịch, không bị sụp đổ, vẫn đứng dậy và tranh thủ được thời cơ bứt phá.

Để chính sách hỗ trợ hiệu quả, các gói cứu trợ phải rõ ràng, minh bạch, theo chuẩn mực cụ thể, tránh thất thoát, rủi ro. Ở các nước phát triển, hệ thống vận hành rất rõ ràng, tiền cứu trợ bao nhiêu, đi đâu cũng phải có quy chuẩn cụ thể.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ chung cho tất cả, như giãn, hoãn, giảm các khoản thuế, phí…thì cần chọn chỗ để bỏ thóc giống. Với nguồn lực có hạn, các chuỗi giá trị, các trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế phải được ưu tiên. Không chia đều bát cháo cho tất cả. Những doanh nghiệp yếu, không đủ năng lực cạnh tranh, không đủ sức theo kịp xu thế phát triển sẽ phải chấp nhận dừng lại, vì đã quá yếu, có cứu cũng không đứng dậy được

Hỗ trợ sẽ ưu tiên những doanh nghiệp có chuỗi sản xuất, doanh nghiệp đầu chuỗi như thế tuy hỗ trợ 1 nhưng lại kích hoạt được nhiều điểm.

Và phải dành nguồn lực cho lực lượng doanh nghiệp của tương lai, đó là doanh nghiệp bắt nhịp nhanh vào quỹ đạo đổi mới sáng tạo củathế giới mới, những doanh nghiệp có triển vọng phát triển sau đại dịch, phù hợp với sự biến đổi mau lẹ của thời đại 4.0 hậu COVID-19.

 Điều quan trọng, nguyên tắc tiếp cận của các giải pháp phải là vì nền kinh tế, vì lực lượng doanh nghiệp Việt đang cần hậu thuẫn để vươn lên, chứ không phải là từng doanh nghiệp riêng lẻ.

Quay trở lại với câu chuyện FDI. FDI  cũng được nói đến như “đồng tiền hai mặt”, bên cạnh đóng góp to lớn của khu vực FDI là những mặt trái như công nghệ thấp, ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thua lỗ nhiều năm… Vậy để nâng chất lượng FDI, cần làm gì?

 Trong lúc cả thế giới khó khăn mà FDI vào nhiều là tốt. Nhưng chính lúc khó khăn này Việt Nam như ốc đảo xanh giữa xa mạc khô cằn, nhiều nhà đầu tư tìm đến vì thế đây là lúc ta cận tận dụng để tạo bộ lọc FDI để đón ai.

Nếu đón đúng thì nhà đầu tư chất lượng mang vốn lớn, công nghệ mới tới thì ta phát triển. Nếu đón người không đúng, đón phải đầu tư công nghệ lạc hậu thì không gian, đất đai giao cho người không đúng đó sẽ bị giữ mất hai mươi, ba mươi thậm chí 50 năm.

  Nếu muốn các dự án công nghệ cao, phải có chiến lược, có chính sách đón các tập đoàn lớn, với yêu cầu rõ ràng về nghiên cứu - phát triển, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy kết nối với các doanh nghiệp nội địa, chứ không chỉ đơn giản là chuẩn bị về đất đai, khu công nghiệp hay ưu đãi thuế...

Lúc này mà vội vàng, chọn các dự án theo cấu trúc cũ, thâm dụng đất đai, lao động, năng lượng, thì sẽ hết đất cho những dự án chúng ta cần. Hệ quả của sự vội vàng này không chỉ là một vài dự án, mà nền kinh tế sẽ phải bám theo cấu trúc cũ đó ít nhất 20-30 năm tới. Cơ hội nâng chất khu vực FDI và từ đó cải thiện chất lượng nền kinh tế vì thế bị chậm lại.

 Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Lương Hà Tri

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.