Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/01/2019, 17:32 PM

Ai đang chi phối giá dầu ăn?

(NTD) - Tập đoàn Kido vừa thâu tóm thành công một doanh nghiệp dầu ăn nữa là Công ty Golden Hope Nhà Bè. Động thái này giúp Kido cùng với Cái Lân trở thành hai đơn vị lớn nhất trên thị trường dầu ăn Việt Nam. Vị thế này liệu có giúp hai “ông lớn” chi phối được giá dầu ăn?

1

Các sản phẩm dầu ăn có thương hiệu chiếm đến 70% thị phần tại Việt Nam và được nắm giữ bởi 4 công ty hàng đầu, trong đó có Kido và Cái Lân.

Kido so kè Cái Lân

Tập đoàn Kido cho biết đã hoàn tất thủ tục mua lại 51% vốn Công ty Golden Hope Nhà Bè (GHNB). Đây là doanh nghiệp dầu ăn liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và Sime Darby (Malaysia) với doanh số hàng năm khoảng 1.300 tỷ đồng, sở hữu các thương hiệu như Marvela, Ông Táo.

Bằng con đường thâu tóm, Kido đang nâng cao vị thế so với Dầu ăn Cái Lân (Calofic) trên thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Ngoài GHNB, Kido đang nắm 75,4% cổ phần tại Tường An (TAC) và 51% tại Vocarimex. Như vậy, Kido hiện đang nắm hơn 30% thị phần ngành dầu ăn. Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy, Cái Lân vẫn tỏ ra “trên cơ” Kido khi chiếm giữ tới 40% thị trường dầu ăn Việt.

Xét về mặt quy mô, Kido vẫn có thể thâu tóm thêm vài công ty dầu ăn nữa để có cơ hội vượt mặt Cái Lân về thị phần. Trong danh sách công ty liên kết của Vocarimex còn có Dầu Thực vật Tân Bình (Nakydaco) mà Vocarimex nắm gần 18%. Tuy nhiên, công ty này chiếm thị phần không đáng kể. Nếu tăng thị phần theo cách này sẽ kém hiệu quả vì khiến Kido tốn nhiều chi phí. Vì vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc Kido mua lại doanh nghiệp khác để chạy đua thị phần là không có ý nghĩa. Nguyên nhân sâu xa là đối thủ của Kido hiện tại không chỉ có Cái Lân mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác.

3
Với điểm yếu là phải nhập hầu hết nguyên liệu và công nghệ chế biến đơn giản sẽ khiến việc thống trị thị trường này là điều không tưởng.

Khó chi phối giá

Thị trường dầu ăn Việt Nam còn dư địa phát triển rất lớn. Hiện nay, mức tiêu thụ dầu ăn của người Việt chưa đầy 10kg/năm. Dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ xấp xỉ 20kg/người/năm, tức tăng gấp đôi. Quy mô thị trường cũng khá lớn, đạt khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2017. Tuy nhiên, dù Kido và Cái Lân giữ thị phần lớn nhất cũng khó chi phối được giá dầu ăn trên thị trường.

Hiện tại, các sản phẩm dầu ăn có thương hiệu chiếm hơn 70% thị phần tại Việt Nam và được nắm giữ bởi 4 công ty hàng đầu, hầu hết nằm trong tay Kido và Cái Lân. Nhưng với điểm yếu là phải nhập hầu hết nguyên liệu và công nghệ chế biến đơn giản sẽ khiến việc thống trị thị trường này là điều không tưởng.

Dầu ăn được pha trộn phần lớn từ dầu cọ (Malaysia và Indonesia chiếm 90% nguồn cung toàn thế giới), một phần dầu nành và các loại dầu khác. Trong năm 2018, Indonesia và Malaysia thông báo sản lượng dầu cọ tăng mạnh, kéo theo giá bán giảm gần 10%. Nguyên nhân là diện tích trồng mở rộng và thời tiết thuận lợi. Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cũng vừa công bố, giá dầu cọ trong tháng 11/2018 giảm 6% so với tháng trước đó, chạm mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây.

3
 

Giá nguyên liệu dầu cọ giảm kéo giá bán dầu ăn chế biến giảm theo. Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý 3/2018 và 9 tháng đầu năm của Tường An giảm mạnh. Chỉ tiêu này giảm gần 50% trong quý 3 và hơn 35% sau ba quý đầu năm 2018.

Trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn luôn “ngó nhau” để đưa ra giá bán. Thậm chí, nhà phân phối sẵn sàng giảm lợi nhuận để tuồn hết hàng. Chị Tuyền, nhà phân phối dầu ăn khu vực Bình Thạnh cho biết, giá bán dầu ăn những năm gần đây càng ngày càng hạ. Lợi nhuận nhà phân phối chỉ đạt khoảng 1,5-2% trên tổng doanh thu hàng tháng. “Khi thị trường khó khăn, công ty còn hỗ trợ tặng sản phẩm để giúp nhà phân phối tăng thêm 1% lợi nhuận” - chị Tuyền kể.

Khoảng 3 năm trước, giá bán mỗi thùng dầu ăn phân khúc trung bình (12 chai/thùng) như Nakydaco hay An Long khoảng 600.000-700.000 đồng/thùng. Nhưng hiện tại, giá mỗi thùng chỉ còn 220.000-250.000 đồng/thùng. Dầu cao cấp như Tường An hay Neptune cũng giảm tương tự, còn 330.000-400.000 đồng/thùng. Vì lợi nhuận mỏng nên các nhà phân phối muốn bán càng nhiều hàng càng tốt. Theo chị Tuyền, có người sẵn sàng chấp nhận giảm lợi nhuận để giảm giá đến mức thấp nhất. Tình trạng này khiến giá bán sỉ từ nhà phân phối đang rất loạn. Ngay cả thời điểm giáp Tết, dầu ăn cũng chưa có dấu hiệu tăng giá.

Dương Nguyễn

5
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.