Tin - Ảnh
Thứ hai, 25/03/2024, 10:17 AM

3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam cùng được xây dựng trên một dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc, là phụ lưu trong hệ thống sông Hồng

Đây cũng là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ba nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà gồm Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu là 3 nhà máy thuỷ thiện lớn nhất nước ta. Đây cũng là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và đóng góp 30% sản lượng điện quốc gia.

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng

Sông Đà còn có tên gọi khác là sông Bờ hay Đà Giang, bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tại điểm này, người dân tộc Thái thường gọi sông Đà là Nậm Tè. Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen.

Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Sông Đà chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông dài 910km, có diện tích lưu vực lên tới 52.900km2. Đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của sông Đà dài khoảng 527km (có tài liệu ghi là 543km).

Ở địa phận tỉnh Hòa Bình, đây là con sông lớn nhất. Nó được biết đến là một trong những dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La hay Hòa Bình. Ngoài sông Đà, Hòa Bình còn có sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi,... cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Thủy điện Hòa Bình

Thủy điện Hòa Bình

Công trình thủy điện Hòa Bình được xây dựng sớm nhất trên dòng sông này. Thủy điện Hòa Bình là công trình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979. Sau gần 15 năm xây dựng, đến năm 1994, công trình đã hoàn thành với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 1.920MW. Trước năm 2010, khi chưa có các thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, thủy điện Hòa Bình là nguồn điện có công suất lắp đặt lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Thủy điện Lai Châu

Thủy điện Lai Châu

Dòng sông Đà chảy qua Sơn La hiện nay được cho là có chiều dài dòng chính hơn 200km với lưu vực rộng cùng nhiều phụ lưu lớn. Ngoài là nơ đặt thuỷ điện Sơn La, đôi bờ sông Đà trù phú từ xa xưa đã trở thành nơi quần tụ, sinh sống của các cư dân cổ, rất nhiều dấu tích là minh chứng cho sự tồn tại, phát triển từ thời kỳ nguyên thủy cho đến thời đại văn minh kim khí đã được tìm thấy. Những dấu tích ấy là mảnh ghép đặc sắc cho nền văn hóa cổ đại của cư dân cổ ở miền Bắc Việt Nam.

Thủy điện Sơn La

Thủy điện Sơn La

Minh chứng là tại các di tích khảo cổ ở nơi giáp ranh vùng sông Đà đi qua Sơn La đều tìm thấy các di vật cổ liên quan đến sông nước, điển hình nhất là vỏ ốc. Trong đó có thể kể đến di tích Mái đá bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, được phát hiện sớm nhất từ năm 1927 được coi là “căn nhà” tự nhiên của người tiền sử. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng nghìn hiện vật khá đa dạng với các mảnh gốm, đồ đá, mộ táng có niên đại 1.000 - 6.000 năm, hay hang Co Noong tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La được khai quật năm 1997, là hang động tự nhiên chỉ cách bờ sông Đà khoảng 100m tính theo đường chim bay, là nơi phát hiện khá nhiều hiện vật như mảnh tước, đá cuội,... cho thấy sự tồn tại của cư dân cổ và được xác định là có niên đại từ thời hậu kỳ đá mới.

Ba cây cầu Nậm Khao, Pá Uôn, Vạn Bú đều bắc qua sông Đà. Trong đó, cầu Pá Uôn thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 70km lập kỷ lục cầu có trụ cao nhất Việt Nam. 

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Công cụ TPM giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

Công cụ TPM giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Khi doanh nghiệp kiên trì áp dụng TPM (nâng cao hiệu suất tổng thể) thì sẽ đạt được các mục tiêu quan trọng về năng suất (quản lý hệ thống sản xuất, kế hoạch sản xuất và thay thế phụ tùng, theo dõi các chỉ tiêu một cách chi tiết); Chất lượng sản phẩm chất lượng ngày càng cao; giảm chi phí phát sinh xuống mức thấp nhất; giao hàng nhanh nhất; nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên; Tạo dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện, tích cực...

Tuyên dương 60 thầy, cô giáo tiêu biểu đang dạy  ở vùng sâu, vùng xa

Tuyên dương 60 thầy, cô giáo tiêu biểu đang dạy ở vùng sâu, vùng xa

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:02

( CL&CS)- Chiều ngày 14/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt và tặng Bằng khen cho 60 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu.

Lan tỏa sức mạnh mềm của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Lan tỏa sức mạnh mềm của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:45

(CL&CS) - Vừa qua, Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 được diễn ra tại Hà Nội.