Thứ năm, 09/07/2020, 10:32 AM

Làng chiếu Bàn Thạch Quảng Nam

(CL&CS) - Trong 61 làng nghề nổi tiếng của Quảng Nam, làng dệt chiếu Bàn Thạch ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên luôn là nét đặc trưng rất riêng, giao thoa tinh hoa làng nghề giữa các vùng đất.

2

Để cho ra những chiếc chiếu thì công đoạn trước tiên bao giờ là mọi người ra đồng gặt cói bó từng bó đem về tuốt, phơi, nhuộm màu và dệt

Thập niên 80 của thế kỷ trước, chiếu Bàn Thạch đã có mặt ở Liên Xô, Đông Âu và nay là hơn 30 nước. Trong các lễ hội Bà Thu Bồn, Ấn tượng Mỹ Sơn, Festival Huế, đều thấy chiếu Bàn Thạch tại các gian trưng bày.

Vùng này do ba con sông: Thu Bồn, Trường Giang và Ly Ly tạo thành vì thế cói - nguyên liệu làm chiếu ở đây rất dễ trồng và cho sản lượng cao. Điều này như một đặc ân của thiên nhiên dành tặng cho Bàn Thạch, để từ đây những chiếc chiếu nhuộm màu thời gian theo thương lái đi khắp các vùng miền.

Tự tình quê hương

Nằm ở hợp lưu các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang, Ly Ly nối với thương cảng Hội An đổ ra Cửa Đại, giao thông trên bến dưới thuyền, Bàn Thạch đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất, người dân thạo nghề sông nước và dệt chiếu. Trẻ em sáu, bảy tuổi đã biết dệt chiếu. Khi còn nhỏ, các em gái đã được bà và mẹ dạy dệt chiếu. Mùa nắng, mọi người ra đồng gặt cói bó từng bó, đem về tuốt, phơi, nhuộm màu và dệt.

4

Nghệ nhân Bàn Thạch phải nhuộm màu sợi từ đầu, mới dệt thành các họa tiết rực rỡ, tinh xảo.

96267658_2968199646599035_5601580807975075840_n
 

Dệt chiếu, về hình thức thì đơn giản, song công việc chuẩn bị lại tốn khá nhiều công sức. Đầu tiên phải chặt một cây cau hoặc tre già thật thẳng làm khung dệt (go) và thoi dệt. Sau đó chuẩn bị sợi cói mịn mặt, không bị chẻ gãy làm sợi chiếu. Khi dệt cần hai người, một người luồn vào sợi go, một người đập. Kế đó, dùng dao phạt đầu chiếu cho vuông vắn và ghim lại bằng dây đay để sợi chiếu không xổ ra. Tùy từng loại khổ rộng 1,2 - 1,6 mét, trung bình mỗi chiếc chiếu phải mất ba giờ làm. Người thợ tiếp tục phải phơi chiếu thật khô tránh mốc đen. Khác với nhiều nơi dệt xong thì in hoa, nhuộm màu, nghệ nhân Bàn Thạch phải nhuộm màu sợi từ đầu, mới đan thành các họa tiết rực rỡ, tinh xảo, nhiều chủ đề.

Dệt chiếu như dệt ý dệt tình, những chiếc chiếu quê hương mang vẻ đẹp mộc mạc, thanh mảnh, có mặt trong mọi nhà, gắn với từng giai đoạn kỉ niệm. Ngả lưng trên chiếc chiếu quê, thấy lòng nhẹ nhàng, như nằm giữa thiên nhiên, cây cỏ.

Làng chiếu phát triển du lịch

3

Để lưu truyền nghề từ đời này sang thế hệ khác, các em nhỏ đã được bà và mẹ dạy dệt chiếu 

5

Cói sau khi được nhuộm cho ra đủ màu sắc rực rỡ

7

Để cho ra những chiếc chiếu có hoạ tiết rực rỡ, tinh xảo thì phải có những bàn tay có tuổi nghề  trên dưới 20 năm

Cũng nhờ nằm ở trung tâm phía Đông của huyện, gần cầu Trường Giang, cầu Cửa Đại nối liền từ Duy Vinh đi Duy Nghĩa, Duy Hải và Hội An đã có các chuyến du lịch Hội An - Bàn Thạch - Mỹ Sơn giúp Bàn Thạch trở thành địa chỉ du lịch làng nghề lý thú hấp dẫn đối với du khách. Đến Bàn Thạch, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, bơi xuồng dọc các bờ sông, đi giữa đồng cói, đường làng phơi cói thơm hương lá mới... Vào thôn, sẽ bắt gặp hình ảnh các bà, các cô ngồi bên hiên nhà  dệt chiếu. Những bàn tay thoăn thoắt đưa thoi đập go lách tách, đưa màu sắc rực rỡ của sợi cói bên sông nước quê hương tạo thành những tác phẩm đẹp mắt. Từ đây, những chiếc chiếu trở trành món quà quê giá trị để du khách mua về tặng người thân, bạn bè.

Trước đây có khoản 300 hộ làm chiếu, mỗi ngày cung cấp cho thị trường gần 10.000 đôi chiếu. Nghệ nhân làng chiếu Duy Vinh chắc tay nghề bởi là nghề cha truyền con nối. Nhưng đến nay địa phương chỉ còn khoảng 45 hộ dân tham gia sản xuất chiếu cói, phần lớn là do đầu ra thiếu ổn định và bị các sản phẩm chiếu công nghiệp từ nơi khác cạnh tranh. Nghề dệt chiếu cói này rất vất vả nhưng nguồn thu nhập của người dân quá thấp, bình quân mỗi ngày một lao động chỉ thu nhập được 100 - 200 nghìn đồng.

Nhưng những năm gần đây, người tiêu dùng lại quay sang ưa chuộng chiếu dệt thủ công nên làng chiếu Duy Vinh dần hồi sinh. Chiếu được tiêu thụ cả miền Trung và miền Nam, đặc biệt dân Quảng Nam ở TP.HCM rất thích chiếu Duy Vinh. Làng nghề truyền thống này không những tạo việc làm cho người dân mà còn là điểm du lịch thu hút du khách. Qua thống kê cho thấy, năm 2019 các hộ dân trên địa bàn xã Duy Vinh sản xuất và bán ra thị trường 150.000 đôi chiếu. 

Dẫu đi muôn phương, dẫu về muôn ngả, tâm hồn người Việt vẫn bao đời gắn với chiếc chiếu quê. Chiều về trên Bàn Thạch, đi giữa làng chiếu, mới cảm nhận hết cái đẹp của làng quê mình. Người ta gọi đó là “tự khắc nhớ thương”!

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao chất lượng xét nghiệm cho các cơ sở y tế Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng xét nghiệm cho các cơ sở y tế Hà Tĩnh

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 18:57

(CL&CS)- Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.

Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi “Tiếng nói Xanh” mùa 2

Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi “Tiếng nói Xanh” mùa 2

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Sau hơn một tháng phát động, cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup tổ chức đã thu hút hơn 2.100 đơn đăng ký.

Bộ Giáo dục và Đào tạo kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&cs) - Vừa qua, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).