Giá thịt heo tăng “nóng”: Các “ông lớn” cần có trách nhiệm xã hội
(NTD) - Cả giá heo hơi và giá thịt heo tại các chợ dân sinh đều đang tăng nóng từ đầu tháng 3 cho đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng thịt heo hiện nay đang bị làm giá. Muốn khắc phục được tình trạng này, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng các “ông lớn” ngành chăn nuôi cần có trách nhiệm với xã hội.
Để hạ nhiệt được tình hình này, theo chuyên gia thì cần có sự chung tay của các doanh nghiệp. Các tập đoàn chăn nuôi cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng, phải vào cuộc vì người tiêu dùng. |
Giá thịt heo bật tăng bất ngờ
Thị trường thịt heo khá ổn định sau Tết Nguyên đán 2020. Thậm chí tới giữa tháng 2, giá thịt heo còn giảm sốc. Sau mỗi ngày, giá heo hơi giảm dưới 5.000 đồng/kg xuống vùng thấp chỉ từ 73.000-80.000 đồng/kg. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến dự báo giá heo có thể giảm xuống từ 60.000-65.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, tới 2/3, sau hơn nửa tháng sụt giảm, giá heo hơi bất ngờ bật tăng trở lại. Chỉ sau đó vài ngày, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc về bảo đảm cân đối cung cầu và kiểm soát giá thịt heo. Bên cạnh đó, các bộ được yêu cầu báo cáo Thủ tướng cụ thể và nêu rõ trách nhiệm của việc tăng giá.
Tuy nhiên, hiện tượng tăng giá vẫn chưa chững lại. Tới ngày 12/3, giá heo hơi tiếp tục tăng thêm từ 2.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá thu mua dao động trong khoảng từ 70.000-90.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá trong khoảng 83.000-92.000 đồng/kg. Tại miền Nam, có địa phương tăng giá heo 9.000 đồng/kg lên mức phổ biến từ 78.000-85.000 đồng/kg.
Như vậy, so với “đáy” thiết lập cuối tháng 2, giá heo hơi đã tăng khoảng 12.000 đồng/kg, tương đương 15%.
Giá heo hơi tăng, giá thịt hơi ngoài chợ dân sinh tăng mạnh hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong ngày 8/3, giá thịt heo bán lẻ tăng gần 10%. Thịt ba rọi có giá từ 180.000-200.000 đồng/kg. Sườn non tăng 6,6% lên 180.000 đồng/kg, thịt nạc mông cốt lết đồng loạt tăng mạnh lên 150.000 đồng/kg.
Cho tới ngày 12/3, sau 5 ngày với nhiều đợt tăng, giảm xen kẽ, giá thịt heo ngoài chợ được duy trì ở mức của ngày 8/3, nghĩa là vẫn tăng mạnh so với hồi cuối tháng 2 năm nay.
Giá heo hơi và giá bán lẻ bất ngờ tăng mạnh từ đầu tháng 3. |
Thịt heo đang bị làm giá
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tính toán, giá heo hiện tại từ chuồng trại đến khi thành miếng thịt cho người tiêu dùng đang bị chênh lệch giá từ 25-45% do phải qua rất nhiều khâu trung gian như: Thương lái, giết mổ, vận chuyển, bán tại chợ sỉ, đưa về chợ bán lẻ mới đến tay người tiêu dùng.
“Heo đưa ra khỏi cổng trại chăn nuôi được thương lái cộng thêm 15%, chi phí giết mổ thêm 5%, rồi thương lái vận chuyển ra chợ đầu mối, pha lóc cộng thêm 15%, về chợ bán lẻ tăng thêm 10%... Như vậy, giá heo hơi tăng thì nhà chăn nuôi cũng không hưởng lợi bằng thương lái và khâu phân phối, đến tay người tiêu dùng giá càng cao là phải” - ông Công nói.
Trong khi đó, về phía Bộ NN-PTNT, sau chuyến kiểm tra công tác bảo đảm an toàn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở Phú Thọ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, giá thịt heo hiện nay vẫn đang ở mức cao, ví dụ như những doanh nghiệp mang tính chất định hướng đang xuất bán giá 75.000 đồng/kg heo hơi; trong khi đó ở một số điểm lẻ, giá heo hơi còn cao hơn.
Giá heo hơi bất ngờ tăng từ đầu tháng 3. |
Các “ông lớn” cần có trách nhiệm xã hội
Trao đổi với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp cho biết có nhiều lý do khiến giá heo hơi và giá thịt heo ngoài chợ đồng loạt tăng giá.
Thứ nhất do nguồn cung còn thiếu quá nhiều. Do dịch tả heo châu Phi nên việc tái đàn bị ảnh hưởng. Hiện tại, số lượng heo của cả nước trong tháng 2/2020 lại ít hơn 2019. “Như vậy là không được vì trong tháng 2/2019, cả nước còn khoảng 36 triệu con nhưng bây giờ chưa đến 24 triệu con. Nguồn cung quá thấp” - ông Thủy bình luận.
Thứ hai, cũng cần xét đến đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi. Theo ông Thủy, hiện tại có 19 tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực này và nắm giữ 16 triệu con heo, chiếm tỷ trọng khá lớn tới 66,7%. Tuy nhiên, những “ông lớn” này bán ra “nhỏ giọt”.
Ông Thủy cho biết có một tập đoàn lớn chưa vội bán ra. Dù thị trường thế nào, tập đoàn này khẳng định đàn heo phải đạt cân nặng 110kg mới cho xuất chuồng. Ngoài ra, ông Thủy còn bức xúc cho biết khi được mời họp, chỉ có đại diện 2 tập đoàn tới họp.
Thứ ba, ông Thủy đánh giá các khâu trung gian kiếm lời cao 28-32%. Đây là điều đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng tình hình chưa được cải thiện.
Để hạ nhiệt giá thịt heo, theo ông Thủy, các cơ quan chức năng đang thực hiện một biện pháp quan trọng. Đó là nhập khẩu thịt heo đông lạnh. Tuần sau, 500.000 tấn thịt heo đông lạnh từ Nga sẽ được nhập khẩu nhằm hạ nhiệt thị trường. Nhưng con số này chưa nên dừng lại ở đây, theo ông Thủy, Việt Nam vẫn nên tiếp tục nhập khẩu.
Một biện pháp quan trọng nữa mà ông Thủy đưa ra chính là yêu cầu các doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi phải có trách nhiệm cộng đồng, vào cuộc vì người tiêu dùng. “Khi khó khăn họ đã có sự trợ giúp từ người tiêu dùng. Còn hiện tại, họ cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình” - ông Thủy bình luận.
Tái đàn là điều quan trọng thứ ba. Ngoài ra, theo ông Thủy, cơ quan chức năng cho phép các doanh nghiệp trong nước được làm đông lạnh để giữ thịt lâu hơn. “Và nên chăng, thịt heo được đưa vào danh mục các mặt hàng cần quản lý để tránh đầu cơ. Một số nước như Trung Quốc đã coi thịt heo là mặt hàng dự trữ” - ông Thủy đề xuất.
Về phía Bộ Công thương cho biết, hiện nay công tác tuyên truyền đang được tăng cường. Về vấn đề giá cả, nguồn cung, sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt heo và sử dụng sản phẩm thịt heo đông lạnh thay cho thịt “nóng” nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin và gây bất ổn thị trường; đồng thời, cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Nhà nước... tổ chức nhiều đoàn làm việc với các địa phương trọng điểm nhằm bàn các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản, trong đó chú trọng đến mặt hàng thịt heo.
Nhiều địa phương bắt đầu tái đàn Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho hay: “Thời gian qua, tỉnh đã tích cực trong công tác tái đàn heo sau dịch. Tính đến nay, tổng đàn heo của các doanh nghiệp tăng hơn 10% so với cuối năm 2019. Trong đó, huyện Thống Nhất được xem là ‘thủ phủ’ chăn nuôi của tỉnh với tổng đàn trên 390.000 con vào đầu năm 2020. Hiện, tổng đàn heo của tỉnh Đồng Nai đạt mức gần 2 triệu con”. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hiện nay nhiều địa phương đã chủ động tăng đàn, tái đàn rất tốt. Tổng đàn heo của cả nước hiện nay là 24,9 triệu con, đàn nái là 2,7 triệu con. |
Bảo Linh - Bá Lâm
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.