Gặp gỡ “ông trùm” đưa trái cây xuất khẩu sang Mỹ
(NTD) - Vào một buổi sáng se lạnh những ngày cuối năm, trong khi mọi người tất bật, hối hả ngược xuôi lo công việc thì ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T vẫn dành cho chúng tôi những giây phút quý báu trò chuyện về hành trình gian nan để đưa trái cây Việt xuất khẩu sang Mỹ. Thành công đã đến với người kiên trì, giờ đây, ông Nguyễn Đình Tùng trở thành “ông trùm” xuất khẩu trái cây. Trong những ngày Tết đến xuân về, cũng là lúc giấc mơ đưa trái cây Việt xuất ngoại của ông Nguyễn Đình Tùng vẫn đang được miệt mài viết tiếp.
Năm 2019, ông Tùng dự tính xuất khẩu được 36 triệu USD trái cây tươi sang Mỹ. Kết quả này chiếm 50% số lượng trái cây của khoảng 15 doanh nghiệp Việt đang xuất vào thị trường khó tính này. |
Mất 8 năm mày mò cách bảo quản trái cây xuất khẩu
Trong cửa hàng rộng 300m2 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chỉ cách Dinh Độc Lập vài bước, ông Nguyễn Đình Tùng đang thong thả kiểm tra lại cây thông Noel được làm hoàn toàn bằng những trái thơm xanh mướt. Ngoài chức năng bán đồ uống, cửa hàng còn trưng bày toàn bộ 8 loại trái cây đang được xuất khẩu qua Mỹ để du khách quốc tế ghé thăm.
Năm 2019, công ty của ông Tùng dự tính xuất khẩu được 36 triệu USD trái cây tươi sang Mỹ, tăng trưởng 20%. Thành tích này chiếm 50% số lượng trái cây của khoảng 15 doanh nghiệp Việt đang xuất vào thị trường khó tính này. Sản phẩm trái cây xuất đi phải là loại 1, còn lại ông Tùng đưa vào các cửa hàng trưng bày, thay vì bán lại cho các chợ đầu mối như trước đây.
Được biết đến là “vua xuất khẩu trái cây sang Mỹ”, nhưng trước khi sống chết với trái cây, ông Tùng từng làm nhiều nghề khác nhau. Từ những năm 2000, vị doanh nhân xứ Quảng này từng làm quản lý cho một quán cà phê ở sân bay. Sau đó, ông Tùng thử sức ở lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu với vai trò làm thuê. Cùng với kinh nghiệm tích lũy được và đi học thêm chuyên môn, năm 2008, ông lập công ty để xuất khẩu rau quả sang châu Âu và thủy sản sang Trung Quốc.
Do những trục trặc không mong muốn, đến năm 2012 ông tạm dừng kinh doanh. Thời gian này, cứ mỗi lần về quê vợ ở Bến Tre, thấy trái cây cứ liên tục bị cuốn vào vòng xoáy được mùa mất giá, trong ông lại thôi thúc ý định phải làm gì đó để nâng tầm trái cây Việt. Đến năm 2014, Vina T&T ra đời.
Ban đầu, cùng với những lô hàng đóng gói xuất bán tại chợ người Việt ở bang Texas (Mỹ), ông Tùng cũng cho xuất thử trái thanh long. Nhưng hầu như hàng vừa đến Mỹ là đi thẳng vào thùng rác, do ông chưa biết cách bảo quản. “Xuất khẩu trái cây mà không biết bảo quản thì không tồn tại được” - ông Tùng chia sẻ. Do đó, ông liên tục mày mò để tìm ra cách bảo quản tốt nhất.
Nếu là công nghệ như máy móc thì có thể mua được, nhưng cách bảo quản thì còn tùy vào từng loại trái cây, giống hoặc điều kiện vận chuyển mà có cách làm khác nhau. Hằng ngày, ông Tùng cặm cụi bỏ trái cây vô kho lạnh rồi lấy ra, chỉnh độ thông gió, nhiệt độ... để thử phản ứng của từng loại trái. Ròng rã suốt 8 năm trời, đến năm 2016, ông Tùng đã tìm ra bí quyết bảo quản 8 loại trái cây đang xuất đi Mỹ, tỷ lệ thành công đến 95%.
Sau khi đáp ứng hết các tiêu chuẩn kiểm tra của Mỹ, hành trình đưa trái cây Việt sang Mỹ của công ty ông Tùng lại vướng phải cạnh tranh từ các nước khác, nhất là Thái Lan. Hàng Thái tràn ngập các chợ người Việt vì họ vào Mỹ sớm hơn Việt Nam nhiều. Từ mãng cầu xiêm đến dừa xiêm... đều gắn với nghĩa Thái. Tuy nhiên, ông Tùng cho biết không e ngại đối thủ này. Việt Nam có nhiều trái ngon hơn Thái và thị trường Mỹ cũng rất rộng lớn. Chẳng hạn, nếu năm 2016, công ty của ông Tùng chỉ xuất mỗi tuần 10.000 trái dừa vào Mỹ, thì từ năm 2018 đến nay, con số này đã tăng lên 100.000 trái.
Đổ tiền tỷ để gặt trái sạch
Xuất khẩu rau quả trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 3,5 tỷ USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ. Cùng thời điểm, dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, EU, Nhật Bản... tăng mạnh nhưng khó bù đắp lượng sụt giảm từ thị trường Trung Quốc, vốn chiếm đến 2/3 thị phần trái cây xuất khẩu của Việt Nam.
Đứng trước biến động này bất thường này, ông Tùng vẫn bình chân, thậm chí tự tin tăng trưởng 20% doanh thu trong năm nay. Yếu tố then chốt giúp tập đoàn kinh doanh ổn định là thực hiện các quy trình sản xuất trái cây sạch ngay từ đầu.
Ngoài việc ký hợp đồng bao tiêu, ông Tùng chủ động liên hệ các cơ quan cần thiết (ngân hàng hỗ trợ vốn, Viện Cây ăn quả để tư vấn giống...) để hỗ trợ nông dân trong vùng liên kết. Tập đoàn cũng tự bỏ tiền túi để làm các chứng nhận cho nông dân, như Global GAP (Global Good Agricultural Practice - thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn quốc tế) hoặc thấp nhất là Viet GAP. Chi phí chứng nhận hàng năm cho mỗi vùng trồng khoảng 5.000 USD, trong khi công ty ông Tùng có nhiều vùng trồng ở nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ, lên đến 100ha.
Nhờ đầu tư nền móng vững chắc mà công ty của ông Tùng không bị ảnh hưởng như một số doanh nghiệp chỉ xuất sang Trung Quốc. Giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc muốn kích thích tiêu dùng nội địa nên hạn chế nhập khẩu bằng nhiều rào cản. Điều này đã được dự báo từ giữa năm 2018, nhưng nông dân trở tay không kịp. Ông Tùng đánh giá, thay đổi này cũng tốt cho ngành trái cây Việt Nam. Không riêng gì Trung Quốc, Mỹ cũng đang đặt ra nhiều rào cản với hàng nhập khẩu, chẳng hạn thời gian kiểm tra lâu hơn. “Tuy nhiên, trái cây trồng đủ tiêu chuẩn thì xuất đi đâu cũng được” - ông Tùng nói.
Sắp tới, ngoài tham vọng mở thêm nhiều cửa hàng trưng bày trái cây sạch tại TP.HCM, ông Tùng cho biết đang chuẩn bị đưa trái cây Việt sang thị trường Canada. Công ty của ông cũng đã hoàn tất thỏa thuận đưa trái dừa và xoài Việt Nam vào chuỗi siêu thị Costco. Dự kiến đến năm 2021, khi nhà máy ở Bến Tre xây dựng xong, cũng là lúc giấc mơ đưa trái cây Việt xuất ngoại của ông Nguyễn Đình Tùng được viết tiếp.
Dương Nguyễn
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.