Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, dự báo cán mốc 700 tỷ USD trong 2022

Tính đến 15/9/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 526,04 tỷ USD, tăng hơn 70 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Đến 15/9, xuất nhập khẩu đạt 526 tỷ USD

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12,75 tỷ USD trong đó, điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may là 4 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong nửa đầu tháng này.

Ngoài ra, còn nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản…

Tính chung từ đầu năm đến 15/9, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,34 tỷ USD, tăng 17,82% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 40 tỷ USD.

Chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,59 tỷ USD qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/9 lên 260,7 tỷ USD, tăng 13,15%, tương đương kim ngạch 30,3 tỷ USD.

Như vậy, nửa đầu tháng 9 nước ta nhập siêu khoảng 840 triệu USD, nhưng lũy kế từ đầu năm đến 15/9 vẫn đạt thặng dư 4,64 tỷ USD.

Từ đầu năm đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 526,04 tỷ USD, tăng hơn 70 tỷ USD so với cùng kỳ 2021.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2022, ngay từ thời điểm đầu năm, cơ hội lớn nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực, mở rộng hơn cánh cửa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia thành viên.

Hơn nữa, RCEP có sự tham gia tích cực của Trung Quốc nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, từ đó sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi các thị trường lớn tại châu Âu, châu Mỹ… có thể tăng thêm lợi nhuận và thị phần.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đã và đang bước vào giai đoạn cắt giảm mức thuế quan lớn hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm nên càng giúp thúc đẩy thương mại.

Dự báo vượt 700 tỷ USD trong 2022

Các chuyên gia dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%.

Tuy nhiên, cơ hội song hành cùng thách thức, tình hình lạm phát, suy thoái còn nhiều bất định, nhất là tại châu Âu và Mỹ. Hơn nữa, tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực còn kéo dài, đe đọa đến tính bền vững của thu nhập khả dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển, tạo áp lực khiến mức tiêu dùng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không còn như trước.

Đặc biệt, mức độ kéo dài của khó khăn còn phụ thuộc vào tình hình biến động địa chính trị tại nhiều quốc gia, cũng như tính đúng đắn trong điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước châu Âu, kể cả Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết, trước những khó khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang rất tích cực vào cuộc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung trong các ngành hàng. Ví dụ, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản qua biên giới Trung Quốc; mở cửa thị trường; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm… 

Về các mặt hàng công nghiệp thì những tác động của thị trường, của việc đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi phí logistics… trong thời gian vừa qua cũng những điều mà các doanh nghiệp lo lắng.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo hệ thống các cơ quan thương vụ vào cuộc tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Một mặt là khôi phục và kết nối các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống, thông qua các chương trình tham dự hội chợ, các đoàn giao thương… Mặt khác tích cực tìm kiếm thêm các đối tác, các bạn hàng mới để giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các FTA đã ký kết.

Giá gạo "hồi phục", doanh nghiệp xuất khẩu bứt tốc cuối năm

Quang Bách

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam

Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 08:45

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều 12/6 (giờ địa phương), tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa cùng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển có chủ đề "Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo".

JBMIA và QUATEST 3 phối hợp tổ chức Khóa đào tạo “Kỹ thuật An toàn và Tương thích Điện từ 2025”

JBMIA và QUATEST 3 phối hợp tổ chức Khóa đào tạo “Kỹ thuật An toàn và Tương thích Điện từ 2025”

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 15:15

(CL&CS) - Vừa qua, được sự đồng ý của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, tại Khu Thí nghiệm Biên Hòa, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QUATEST 3) và Hiệp hội Công nghiệp Hệ thống Thông tin và Máy tính Nhật Bản (Japan Business Machine and Information System Industries Association – JBMIA) đã tổ chức Khóa đào tạo “Kỹ thuật An toàn và Tương thích Điện từ 2025”.

Đón hè cùng trang sức DOJI và Thế Giới Kim Cương, rinh chuyến du lịch Thượng Hải

Đón hè cùng trang sức DOJI và Thế Giới Kim Cương, rinh chuyến du lịch Thượng Hải

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 08:06

(CL&CS) - Chào đón những ngày hè ngập nắng vàng, DOJI và Thế Giới Kim Cương mang đến làn gió mới cho thị trường trang sức với những thiết kế bùng nổ cảm hứng, cùng chương trình khuyến mãi sở hữu chuyến du lịch Thượng Hải trị giá 15 triệu đồng.