Thứ ba, 28/12/2021, 15:19 PM

Xuất khẩu tôm sang EU tăng đột phá trên 86%

(CL&CS)- Trong tháng 11/2021, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đều tăng mạnh: sang Mỹ tăng 24%, sang Hàn Quốc tăng 19% và tăng đột phá nhất là thị trường EU, tăng 86%.

11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang EU, tăng 16% đạt 548 triệu USD và chiếm 15,4% tổng xuất khẩu tôm của cả nước.

11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang EU, tăng 16% đạt 548 triệu USD và chiếm 15,4% tổng xuất khẩu tôm của cả nước.

Theo thống kê Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021 xuất khẩu tôm của cả nước tăng 16% đạt trên 366 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng mạnh: sang Mỹ tăng 24%, sang Hàn Quốc tăng 19% và tăng đột phá nhất là thị trường EU, tăng 86%. Tính đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu tôm của cả nước đạt 3,55 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020.

11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang EU, tăng 16% đạt 548 triệu USD và chiếm 15,4% tổng xuất khẩu tôm của cả nước. Trong đó, 3 nước nhập khẩu lớn nhất là Hà Lan, Đức và Bỉ chiếm 69% nhập khẩu tôm Việt Nam vào EU. 

Riêng trong tháng 11, xuất khẩu tôm sang EU đạt 66,5 triệu USD, tăng 86,4%,  trong đó, xuất khẩu hầu hết các nước thành viên đều tăng đột phá: sang Hà Lan tăng 47%, sang Đức tăng 87% và sang Bỉ tăng 118%. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang một số thị trường khác trong khối cũng tăng ngoạn mục như sang Pháp tăng 161%, sang Đan Mạch tăng 99%, sang Thụy Điển tăng 196%, sang Italy tăng 123%%... 

Theo Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thì tại EU, Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm tôm thẻ chân trắng hấp/luộc và các sản phẩm khác cho các siêu thị, do ngành chế biến có bề dày và nhiều sản phẩm được chứng nhận ASC. 

Cũng theo VASEP thì Việt Nam là nhà sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu tôm sú lớn thứ hai sang châu Âu. Trái ngược với tôm sú từ Bangladesh, rất nhiều tôm sú từ Việt Nam được đưa vào các siêu thị và chợ dịch vụ thực phẩm cao cấp của châu Âu.

Nguyên nhân chính là do đã có một số lượng đáng kể các nhà sản xuất tôm sú được chứng nhận ASC ở Việt Nam, vì vậy các nhà sản xuất này có thể tiếp cận các thị trường có yêu cầu chứng nhận ASC. Tại các thị trường này, các nhà xuất khẩu của Việt Nam gặp rất ít hoặc không có sự cạnh tranh.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.