Dữ liệu cũ
Thứ năm, 20/02/2020, 15:50 PM

Xử lý ô nhiễm nhựa trong ngành nông nghiệp và thực phẩm như thế nào?

(NTD) - Có vẻ như con người đã liên tục phải nghe về nhựa sử dụng một lần trong đời sống thường ngày và chúng ta đều đã hành động: Mọi người tránh sử dụng ly nhựa dùng một lần, không xài ống hút nhựa, kêu gọi siêu thị ngưng sử dụng nhựa để gói hàng...

Nhựa có mặt khắp nơi trong ngành nông nghiệp: sử dụng để gói thức ăn, bọc hoa trái thu hoạch, dùng trong ống dẫn nước tưới tiêu và để vận chuyển thực phẩm và phân bón.

“Lợi bất cập hại”

Theo báo cáo năm 2010 từ Bộ Môi trường, Thực phẩm và Vấn đề Nông thôn Vương quốc Anh (Defra), có 45.000 tấn nhựa dùng trong nông nghiệp được sản xuất tại Anh hàng năm. Nguyên nhân lớn nhất, góp phần đến 40% tổng lượng nhựa sử dụng cho nông nghiệp, chính là các màng bọc nhựa được rải lên trên lớp đất với chức năng làm lớp phủ cho đất.

Chúng ngăn chặn cỏ mọc, tăng sự hấp thu phân bón, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, bảo vệ cây cối và đất chống lại thời tiết xấu. Nhiều nghiên cứu ước tính lớp phủ nhựa giúp tăng sản lượng nông sản đến hơn 1/3.

Phát kiến này được vinh danh là hữu ích cho nông nghiệp khi được đưa ra lần đầu tiên vào thập niên 1950, và trong năm 2019, tổng lượng màng bọc nhựa toàn thế giới sử dụng cho nông nghiệp ước tính có thể lên đến 6,7 triệu tấn, chiếm khoảng 2% tổng lượng nhựa được sản xuất mỗi năm - con số thật kinh khủng.

Giờ đây, sử dụng nhựa trong nông nghiệp thậm chí có hẳn tên riêng là: Văn hóa dùng nhựa! Nhưng sử dụng quá nhiều nhựa làm phát sinh vấn đề.

 

Plastic-1-1
Ô nhiễm nhựa trong thực phẩm hàng ngày và nông nghiệp. (Ảnh: Getty Image).

Tác động tai hại cho môi trường

Nhựa sử dụng trong nông nghiệp cơ bản là khó tái chế và nếu tái chế, sẽ rất đắt đỏ vì loại nhựa này đã bị dính đất, thuốc trừ sâu và phân bón. Những phần nhựa bị dính nhiễm có thể chiếm tới 50% tổng khối lượng chất liệu nhựa khi thu thập để tái chế, khiến quy trình tái chế tốn kém và không hiệu quả.

Thế nhưng nếu nhựa trong nông nghiệp mà không được tái chế thì giải pháp duy nhất loại bỏ chúng là đốt bỏ hoặc đưa chúng đến các bãi chôn rác thải. Giáo sư Marcus Flury chuyên về khoa học đất đai tại Đại học bang Washington, cho biết ông lo ngại về hiệu ứng mà màng bọc nhựa tác động lên môi trường - tất cả những tác dụng này cũng gây hại cho đất đai theo nhiều cách.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lớp màng nhựa càng mỏng thì người ta càng gặp khó khăn khi dọn dẹp chúng khỏi môi trường đất, dễ để lại các hạt vi nhựa trong đất và các hạt này sẽ tồn tại trong nhiều chục năm - chúng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng đất, có thể gây hại cho các loại vi khuẩn và sinh vật siêu nhỏ sống trú ẩn trong đất.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu hết hiệu ứng lâu dài mà loại nhựa này gây ra cho đất và xa hơn là cho thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Nhiều nghiên cứu bắt đầu cho thấy các hạt vi nhựa đang tìm đường vào chuỗi thực phẩm rồi xâm nhập cơ thể con người, nhưng chính xác thì các hạt nhựa đó đến từ đâu và tác dụng của chúng đến sức khỏe con người ra sao, vẫn còn là nghi vấn cần tìm hiểu.

Giáo sư Flury tin rằng chuyển đổi lớp màng phủ đất bằng nhựa thành các loạt vật liệu thay thế có thể tự phân hủy sinh học, là lựa chọn tốt nhất của con người: Người ta không phải gỡ bỏ chúng và đơn giản chỉ cần cày chúng vào đất cuối mùa vụ là được.

Giờ đây đã có tiêu chuẩn châu Âu về tính phân hủy sinh học cho màng phủ nhựa, vì vậy nông dân có thể an tâm là loại nhựa này sẽ thực sự phân hủy sau khi sử dụng. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về tác động của loại màng phủ này đến đất.

Hiện thời, nhựa tự phân hủy sinh học đắt gấp ba lần so với loại nhựa phủ bằng polyethylene tương đương tại Mỹ. Nhựa phân hủy sinh học không chỉ là lựa chọn duy nhất cho những nông dân muốn giảm dùng nhựa. Hầu hết cây trồng đều bắt đầu được gieo từ những chậu và đĩa bằng nhựa.

Xử lý rác thải nhựa trong nông nghiệp như thế nào?

Cho đến khi những giải pháp tự phân hủy sinh học được sử dụng rộng rãi hơn, thì tái chế lại các loại nhựa đã dùng có lẽ là cách phù hợp hơn. Đốt rác nhựa vẫn còn là cách làm phổ biến ở nông trại khắp nơi trên thế giới, dù cách này thải ra những khí ô nhiễm độc hại với tên gọi dyoxin, vào không khí.

Ở Xứ Wales vào năm 2019, nơi đốt rác thải nhựa nông nghiệp đã bị cấm từ năm 2005, nông dân cho biết họ chỉ còn vài lựa chọn ít ỏi vì công ty duy nhất chuyên thu thập rác thải nhựa từ nông trang để tái chế đã tạm ngừng hoạt động khi những nhà máy tái chế áp dụng loại phí mới khiến dịch vụ này không thể sống được nữa.

Một nhóm các công ty thu nhập rác thải nhựa nông nghiệp ở Anh đã hợp tác với nhau để hình thành một chương trình thu thập tái chế rác gọi là Chương trình Trách nhiệm Rác thải Nhựa Nông nghiệp Anh Quốc (UKFPRS), được thành lập vào tháng 1/2020.

Mark Webb - người vận hành Công ty Farm XS chuyên tái chế thành viên của UKFPRS, cho biết chương trình này sẽ vận hành trên phương thức phi lợi nhuận, nghĩa là nông dân có thể đưa rác thải nhựa đến tái chế và không mất thêm chi phí. Mô hình này cũng hy vọng sẽ giáo dục nông dân về cách giảm thiểu ô nhiễm từ rác nhựa họ thải ra.

UKFPRS ra tuyên bố chỉ một thời gian ngắn sau khi một mô hình thu thập màng rác thải nhựa tương tự từ nông trang được thành lập vào tháng 10/2019, có tên là Nông nghiệp, Nhựa và Môi trường Anh Quốc (Ape UK). Chương trình Ape UK vận hành dựa vào khoản phí nông dân trả cho số nhựa mà họ mua.

Sau khi kêu gọi được khoảng 10.000 bảng Anh bằng cách gây quỹ cộng đồng, ông Bryce Cunningham - một nông dân ở Ayrshire, đã thay thế những thùng nhựa xài một lần mà ông dùng để bán sữa bằng 32.000 chai sữa thủy tinh mà người mua sẽ thế chân khoảng 20 xu, quay trở lại với phương thức phân phối sữa kiểu cũ ngày xưa.

Ông cũng đang tìm cách chuyển qua sử dụng màng ủ thức ăn gia súc phân hủy sinh học được, chỉ dùng những thùng chứa hóa chất có thể sử dụng nhiều lần và mua số lượng lớn thức ăn gia súc đựng trong các túi sử dụng lại được.

Plastic-2
Những màng bọc nhựa được rải lên trên lớp đất với công năng làm lớp phủ cho đất. (Ảnh: Getty Image).

Kim Thoa (Theo BBC News)

_NTD_So Tan xuan_606-618 print_Page_29
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.