Dữ liệu cũ
Thứ ba, 26/05/2015, 11:20 AM

Xói lở mố trụ cầu trên đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây

(NTD) - Tình trạng khai thác cát trái phép, lộng hành trên sông Đồng Nai, khu vực phường Long Phước, Q.9, TP.HCM đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng về nhiều mặt. Báo Người tiêu dùng xin trích dẫn bài phân tích của Tiến sĩ, chuyên gia giao thông Phạm Sanh về vấn nạn này.

Khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các loại động vật và thực vật thủy sinh, phá hoại ngành nuôi trồng thủy hải sản dọc hệ thống sông Đồng Nai.

Hiện tượng khai thác cát trái phép kéo dài trên các hệ thống sông suối cả nước đang ở mức báo động cao, tràn lan khắp các địa phương, quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng phức tạp, biện pháp ngăn chặn của chính quyền và các ngành chức năng xem ra bị lờn thuốc, thậm chí có dấu hiệu liên kết giữa trùm, giang hồ và bảo kê. Hệ thống sông Đồng Nai cũng chịu chung “số phận”, trên địa phận tỉnh Đồng Nai cũng đã xảy ra nhiều trường hợp khai thác cát không phép, có cả trường hợp doanh nghiệp lợi dụng dự án nạo vét luồng để khai thác cát, và nay là chuyện “cát tặc” lộng hành tại Long Phước, Q.9, TP.HCM.

Trong tự nhiên, dòng sông mang phù sa từ thượng nguồn về đồng bằng, trước khi đổ ra biển phải thỏa các điều kiện cân bằng cơ học nào đó, phù sa lơ lửng và phù sa đáy sẽ tích tụ lại thành các mỏ cát bãi bồi tự nhiên, thực vật động vật con người làng xóm sinh sôi nẩy nở, đó là quy luật muôn đời. Khi các khu đô thị phát triển, nhu cầu xây dựng tăng cao phải cần sử dụng nhiều cát, các điểm khai thác cát được cấp phép theo quy hoạch có giới hạn, lợi nhuận từ khai thác cát “lậu” quá lớn, vấn đề “cát tặc” dễ tạo thành lợi ích nhóm và mức độ ngày càng phức tạp. Ở Việt Nam, các vấn đề về môi trường bền vững mới được Nhà nước quan tâm trong vài năm trở lại đây, nhưng trong nhận thức một số người vẫn chưa hiểu và chưa sợ với sự giận dữ của mẹ tự nhiên. Cứ nghĩ mỏ cát có sẵn dưới lòng sông, cứ khai thác, có chết ai đâu mà sợ, mà nếu có mất đất đai nhà cửa ven sông thì cũng là nước mắt của người khác. Kinh nghiệm thế giới, việc khai thác cát bừa bãi trên sông rất nguy hiểm, vì phá vỡ quy luật cân bằng môi trường sinh thái và dòng chảy sông nước tự nhiên.

Xoi lo mo tru tren duong cao toc
Xoi lo mo tru tren duong cao toc

 Xói lở lòng sông và bờ sông

Khi lấy cát vượt quá lượng cát từ thượng nguồn đưa về, sẽ xuất hiện xói lòng sông hoặc lở bờ. Nếu bờ sông tương đối ổn định, được kè giữ hoặc thảm thực vật che phủ tốt, lòng sông bị xói và hạ thấp trước; lòng sông hạ thấp đến mức nào đó, mái bờ bị mất chân sẽ sụp đổ. Thường khai thác cát lại không rải đều mà tập trung vào một số vị trí thuận tiện, lại càng gây sạt lở mạnh bờ sông. Khi khai thác bừa bãi, để cân bằng động năng các hố xói sẽ gây xói lỡ cả thượng lưu và hạ lưu. Hiện tượng hàng chục hộ dân mất nhà mất đất ở Long Phước, Q.9, TP.HCM đã minh chứng hậu quả này. Lâu dài, xói lở mố trụ cầu trên đường cao tốc Sài Gòn- Long Thành- Dầu Giây và Bến Lức- Long Thành là khó tránh được.

Bồi đọng bùn cát

Khi lòng sông, bờ sông bị xói, dòng chảy được bổ sung một lượng bùn cát nhất định. Các hạt nhỏ, mịn được chuyển khá xa về hạ lưu và lắng đọng lại ở vùng dòng chảy yếu. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến giao thông thủy, và trong một số trường hợp có thể làm mức nước lũ nâng cao ở vùng đó. Sông Đồng Nai là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng khu vực phía Nam, nối kết các hệ thống cảng và các đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, không thể vì lợi ích sai trái một số người mà ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội cả vùng và quy hoạch nhiều ngành.

 Cung cấp nước

Lòng sông bị hạ thấp, mức nước sông mùa kiệt bị hạ thấp theo, các công trình thủy nông dẫn tưới ven sông sẽ thiếu nước. Lượng nước ngầm và độ ẩm của đất ven sông giảm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đặc biệt cấp nước sinh hoạt các khu dân cư và cấp nước sản xuất các công nghiệp vùng hạ lưu của tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều kiện sinh tồn động thực vật

Khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp đến tồn tại và phát triển của các loại động vật, thực vật thủy sinh, phá hoại ngành nuôi trồng thủy hải sản dọc hệ thống sông Đồng Nai. Hạ lưu vùng khai thác cát lậu lại chịu ảnh hưởng thủy triều, khai thác vượt lượng cát ở thượng lưu về hàng năm, nước mặn sẽ tiến sâu vào hơn so với trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường rừng ngập mặn tự nhiên của huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Ngoài những hệ lụy hậu quả rất nguy hiểm về môi trường sinh thái và thủy lực sông ngòi, việc khai thác cát lậu tại Q.9, TP.HCM đã kéo dài quá lâu, người dân bị mất đất mất nhà oan nhưng không được sự bảo vệ của chính quyền địa phương trước sự hăm dọa của nhóm người ngang nhiên sai phạm. Trước tình trang này, người dân thành phố có quyền hỏi, lãnh đạo quận ở đâu, lãnh đạo thành phố ở đâu? Nếu không giải quyết sớm và triệt để, lòng tin người dân vào các cấp chính quyền TP.HCM khó bền vững, giống như sự bền vững của chính con sông Đồng Nai.

T.S Phạm Sanh

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.