Vietjet Air - Đừng biến dối trá thành "đặc sản"

(NTD) - Lời xin lỗi của CEO Vietjet Air về sự cố đưa dàn người mẫu mặc bikini trong chuyên cơ chào đón U23 Việt Nam được cho là thiếu chân thành, đổ lỗi cho cấp dưới. Nhưng đây không phải lần đầu tiên Vietjet Air mắc lỗi. Xem lại "lịch sử" của hãng, có thể thấy "dối trá" dường như là "đặc sản" của Vietjet Air.

Ngày 28/1/2018, cả đất nước như vỡ òa trong hạnh phúc chào đón U23 Việt Nam từ Thường Châu trở về. Trong khi đa số dư luận đều tin rằng Vietnam Airlines với những cô gái duyên dáng trong tà áo dài dân tộc sẽ là gương mặt đầu tiên các "người hùng" được gặp trong chuyến "về nhà" đầy ý nghĩa này.

Thế nhưng, dư luận khá bất ngờ khi biết Vietjet Air mới là hãng hàng không có được vinh dự này. Dù tin rằng lẽ ra công việc này phải thuộc về Vietnam Airlines nhưng phần đông công chúng cũng không quá rốt ráo đi tìm câu hỏi tại sao. Giờ đây, cứ thương hiệu nào liên quan đến U23 Việt Nam là thương hiệu đó được trân trọng.

nguyen thi phuong thao vj

Lời xin lỗi của CEO Vietjet Air về sự cố đưa dàn người mẫu mặc bikini trong chuyên cơ chào đón U23 Việt Nam bị đánh giá là đổ lỗi, thiếu chân thành.

Lẽ ra Vietjet Air đã có chiến dịch marketing thành công rực rỡ nếu không có dàn người mẫu diện bikini hở hang uốn éo trên chuyến phi cơ chào đón "người hùng". Những hình ảnh phản cảm đó khiến hàng triệu công dân đất Việt phản đối gay gắt.

Trong khi câu chuyện đang rất nóng, Vietjet lại có hành động "mang xăng đi chữa cháy". Trong một thông cáo được ký tên bởi CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Vietjet Air xin lỗi nhưng lại đổ lỗi cho dàn người mẫu. Chưa cần tới lúc những người trong cuộc lên tiếng, dư luận đã tin rằng đây là lời dối trá, ngụy biện, đổ lỗi và không chân thành.

Và niềm tin của hàng chục triệu người dân Việt Nam đã được chứng minh là có cơ sở khi người mẫu Lại Thanh Hương khẳng định dàn người mẫu không phải vô cớ lên chiếc chuyên cơ đó. Họ được thuê biểu diễn và được yêu cầu phải có hành động thân thiết với các cầu thủ trẻ tuổi. Đó còn chưa kể, màn biểu diễn này chưa được cấp phép.

Đến đây, lời xin lỗi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã được khẳng định là dối trá. Vietjet Air không thể đưa ra bất cứ lời ngụy biện nào được nữa.

Và điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên, dư luận đặt ra câu hỏi về sự trung thực của Vietjet Air và bản thân bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Năm 2014, Vietjet Air cũng khiến dư luận dậy sóng khi những hình ảnh Ngọc Trinh và dàn người mẫu mặc bikini tạo dáng bên máy bay Vietjet Air. Những hình ảnh này nhanh chóng bị "ném đá". Vietjet Air cho biết, đây là những hình ảnh rò rỉ từ buổi chụp hình thử của Vietjet theo hợp đồng với Công ty người mẫu Venus, không phải là hình ảnh quảng cáo chính thức của Vietjet Air.

Thông tin này được chính Nguyễn Khắc Tiệp, ông chủ của Venus thừa nhận. Dù vậy, dư luận vẫn tin rằng đây chỉ là chiêu PR của Vietjet Air.

Còn về hoạt động kinh doanh thực sự, Vietjet Air cũng từng công bố thông tin không chính xác. Hồi đầu tháng 4/2017, Vietjet Air đã công bố báo cáo tài chính năm 2016 sau kiểm toán do hãng kiểm toán KPMG thực hiện.

Theo đó, lợi nhuận sau kiểm toán năm 2016 tăng thêm 206 tỷ đồng so với mức lợi nhuận trước kiểm toán. Nguyên nhân là hãng kiểm toán quốc tế KPMG đã điều chỉnh chi phí giá vốn bán hàng giảm tới 435 tỷ đồng so với trước kiểm toán.

Chị Nguyễn Phương Hoa, một nhà đầu tư chứng khoán nhận xét đa phần nhà đầu tư đều bức xúc khi lợi nhuận sau kiểm toán của doanh nghiệp hoặc giảm hoặc biến thành thua lỗ. Nhưng thực ra việc lợi nhuận bị phát hiện ra tăng sau kiểm toán cũng là vấn đề đáng bàn.

"Là người một người đầu tư tài chính, chúng tôi phải đặt ra câu hỏi nếu kiểm toán không phát hiện, số tiền chênh 206 tỷ đồng kia sẽ vào túi ai. Đó còn chưa kể, sau khi thông tin lợi nhuận tăng được công bố, giá cổ phiếu sẽ tăng, tạo điều kiện kiếm lời cho ai đó biết sớm thông tin", - Chị Phương Hoa bình luận.

Và đúng như chị Hoa phân tích, ngay sau khi thông tin lợi nhuận tăng được công bố, giá cổ phiếu VJC của Vietjet Air tăng mạnh. Chốt phiên 4/4/2017, VJC tăng 2.200 đồng/CP lên 128.000 đồng/CP. Với đà tăng này, vốn hóa thị trường Vietjet Air có thêm 993 tỷ đồng.

Sự không đồng nhất về lợi nhuận 2016 vẫn chưa phải câu hỏi khiến cổ đông đau đầu nhất. Cổ đông Vietjet và cả nhà đầu tư vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi có hay không bà Nguyễn Thị Phương và Vietjet tìm cách trốn thuế.

Hồi tháng 5/2016, hồ sơ Panama rò rỉ khiến toàn thế giới rúng động. Danh sách các cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong cơ sở dữ liệu về hơn 200.000 công ty vỏ bọc do Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đăng tải đã cho thấy 1 số cái tên quen thuộc ở Việt Nam.

Trong đó có tên bà Nguyễn Thị Phương Thảo - lãnh đạo của tập đoàn Sovico và đồng thời là CEO Vietjet Air. Không chỉ vậy, ông Nguyễn Thanh Hùng, một lãnh đạo khác của tập đoàn Sovico cũng có tên trong danh sách này.

Bà Thảo cho biết Sovico đã mua lại vốn góp từ các công ty thuộc tập đoàn Lai Sun (Hong Kong) để trở thành nhà đầu tư nước ngoài thay thế các công ty thuộc tập đoàn Lai Sun là Furama và Best City Finance, chiếm 75% vốn tại khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort). Và việc này là hoàn toàn bình thường, hợp pháp.

Dù vậy, cho đến bây giờ, việc bà Thảo có tên trong Panama Paper, danh sách gợi nhắc nhiều tới các đại gia trốn thuế vẫn khiến dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc bà Thảo và Vietjet Air trốn thuế. Hiện tại, Vietjet Air có 4 công ty con đặt tại "thiên đường trốn thuế".

Hiện tại, sau khi Bộ VHTT&DL yêu cầu xác minh hình ảnh phản cảm trên chuyến bay chở U23 Việt Nam, có nên chăng Bộ Tài chính cũng nên vào cuộc thanh tra việc Vietjet Air có loạt công ty đặt ở "thiên đường trốn thuế".

 Bảo Linh

Bình luận

Nổi bật

“Cú hích” từ du lịch liệu có “cứu” được bất động sản nghỉ dưỡng?

“Cú hích” từ du lịch liệu có “cứu” được bất động sản nghỉ dưỡng?

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 10:25

Thực tế thị trường bất động sản trong thời gian qua cho thấy, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi thì bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái “ảm đạm". Liệu rằng, những tín hiệu khởi sắc từ du lịch liệu có giúp bất động sản nghỉ dưỡng “thoát khó”?

Giá và giao dịch nhà mặt phố Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm

Giá và giao dịch nhà mặt phố Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:20

Theo báo cáo của OneHousing, giao dịch thổ cư quý 1/2024 đạt 9.800 căn. Trong đó, tổng lượng giao dịch nhà mặt phố đạt khoảng 900 căn, chủ yếu tại các quận trung tâm, do lợi thế về mảng kinh doanh.

Diễn biến giá chung cư, đất nền trong thời gian tới

Diễn biến giá chung cư, đất nền trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:20

Dự báo sự khan hiếm nguồn cung có thể đẩy giá bán đất nền tăng khoảng 5-7% so với năm 2023 tại các đô thị lớn.