Thứ bảy, 25/05/2024, 08:32 AM

Vì sao năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm hơn so với cả nước?

(CL&CS) - Tuy lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ cao nhưng TPHCM lại đang đối mặt với thách thức lớn là tốc độ tăng năng suất lao động (NSLD) xã hội chậm hơn mức tăng trung bình cả nước.

 Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chậm hơn mức tăng trung bình cả nước

TPHCM vừa phê duyệt chiến lược lao động - việc làm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược được xây dựng với nhận định chung, lực lượng lao động của thành phố đang rất dồi dào với trình độ chuyên môn cao. Cụ thể, số lượng lao động đã qua đào tạo chiếm hơn 87,3% tổng số lao động đang làm việc. Trong đó, bậc đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, 87% số lao động qua đào tạo, bậc cao đẳng là 7% và bậc trung cấp 6%.

Thành phố còn có ưu thế lớn khi là trung tâm kinh tế của cả nước, hằng năm thu hút lượng lớn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh đến làm việc, chưa kể hơn 30.000 lao động người nước ngoài đăng ký làm việc tại đây.

Tuy lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ cao nhưng TPHCM lại đang đối mặt với thách thức lớn là tốc độ tăng năng suất lao động (NSLD) xã hội chậm hơn mức tăng trung bình cả nước.

Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động tại TPHCM tăng 4,42%/năm, trong khi năng suất lao động bình quân của cả nước tăng 4,53%. Giai đoạn 2016 - 2022, năng suất lao động của thành phố tăng 4,23%/năm, trong khi năng suất lao động bình quân của cả nước tăng 6,71%.

Như vậy, trong khi năng suất lao động bình quân cả nước đang có xu hướng tăng đều thì chỉ số này ở TPHCM chững lại, những năm gần đây còn thấp hơn giai đoạn 2011-2015.

Năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm hơn so với cả nước.

Năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm hơn so với cả nước.

Đẩy mạnh cải cách thể chế và thu hút nhiều hơn nguồn lực từ bên ngoài

Theo PGS - TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến NSLĐ của thành phố chưa cao như kỳ vọng. Khi nói về NSLĐ, thường chúng ta nghĩ đó là năng lực làm việc của người lao động (NLĐ), nhưng thực ra nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không riêng gì năng lực tạo ra của cải vật chất của bản thân NLĐ. 

Đó là thể chế, chính sách lao động, tiền lương và đóng góp của ngành đó trong chuỗi giá trị kinh tế tổng thể. Ngay tại nơi NLĐ làm việc, cách tổ chức lao động, máy móc trang thiết bị, công nghệ như thế nào cũng là tác nhân ảnh hưởng đến NSLĐ. Cuối cùng là vai trò của NLĐ, gồm trình độ tay nghề cao hay thấp, được đào tạo hay không... cũng liên quan trực tiếp đến NSLĐ.

PGS - TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng thành phố cần đẩy mạnh cải cách thể chế và thu hút nhiều hơn nguồn lực từ bên ngoài. Tận dụng triệt để và ứng dụng linh hoạt Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội dành riêng cho TP HCM.

Đặc biệt, làm sao để các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi vào đầu tư tại TP HCM nói riêng hay cả nước nói chung phải có lộ trình chuyển giao công nghệ, liên doanh với các DN nội địa để dần xóa bỏ cụm từ "làm gia công", đưa các DN của Việt Nam làm chủ công nghệ. Từ đó, nâng được chất lượng nguồn nhân lực và tạo động lực thúc đẩy tăng NSLĐ.

Thành phố cần có chính sách để xây dựng hệ sinh thái các DN nhỏ và siêu nhỏ tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ để tạo ra nhiều giá trị hơn trong các hoạt động kinh tế. "Trong đó, đẩy mạnh đầu tư về công nghệ, công nghệ mới và có chiến lược đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới của thị trường lao động" - PGS-TS Nguyễn Hữu Huân đề xuất.

Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, có rất nhiều việc cần làm để tăng NSLĐ, chẳng hạn như tiếp tục chuyển đổi khu vực lao động nông thôn sang đô thị, chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh. Trong đó, có 2 giải pháp có thể tập trung và ưu tiên.

Đầu tiên là tăng cường đào tạo kỹ năng, nâng cao trình độ, nhất là chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho NLĐ. Việc này không chỉ trông đợi sự hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức Công đoàn, mà các DN cũng phải nhận thấy lợi ích của việc nâng cao NSLĐ để chủ động đào tạo cho lao động của mình. Tiếp đến là bảo đảm hệ thống an sinh xã hội cho NLĐ ngay từ trong môi trường lao động đến các vấn đề bên ngoài môi trường làm việc, như: nhà ở, giao thông, trường học...

Bên cạnh đó, giảm giờ làm để tạo điều kiện cho NLĐ học tập, giải trí, có cơ hội nâng cao kiến thức, kinh nghiệm... Có làm được như vậy thì NLĐ mới yên tâm sản xuất, nâng cao NSLĐ. DN cần bảo đảm mức lương cao cho NLĐ. Phải có thu nhập đủ sống, có tích lũy cho tương lai thì họ mới hăng say làm việc, mới có sáng tạo, mới nỗ lực tạo ra giá trị nhưng đây cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. 

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa Bình Phước phát triển nhanh và bền vững

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa Bình Phước phát triển nhanh và bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 04/07/2024, 08:51

(CL&CS) - Tỉnh Bình Phước là địa phương có vị trí nằm ở khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, giữ vai trò chiến lược, quan trọng trong hành lang kinh tế mới, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và biên giới với Campuchia.

Ngành Thủy sản góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Ngành Thủy sản góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

sự kiện🞄Thứ tư, 03/07/2024, 14:21

(CL&CS) - Hiện nay, Việt Nam và Singapore cùng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác toàn diện khu vực. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) của tỉnh và Singapore hợp tác phát triển, trong đó có lĩnh vực thủy sản.

Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững

Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 02/07/2024, 15:11

(CL&CS) - Ngày 2/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị triển khai ngành hàng sầu riêng niên vụ năm 2024.