Tuyên Quang: Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2045

(CL&CS) - Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045 là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn vừa ký Quyết định số 460/QĐ-UBND, phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025 diện tích nhà ở tăng thêm 4.453.383m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 27,3m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị đạt 29m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26,6m2 sàn/người; phấn đấu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10m2 sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 62%.

2021818153330_48092

Đến năm 2030, diện tích nhà ở tăng thêm 3.483.198m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 29m2 sàn/người. Trong đó, khu vực đô thị đạt 32m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 27,4m2 sàn/người; phấn đấu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12m2 sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 80%. Định hướng đến năm 2045, không còn nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 85%.

Dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở trong giai đoạn 2022-2025 là 26.863 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 33.843 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi, từ ngân hàng chính sách xã hội… Để thực hiện chương trình này, nhu cầu đất ở để phát triển nhà ở tăng thêm giai đoạn 2022-2025 là 529ha; giai đoạn 2026-2030 là 457ha.

Để Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030 đạt kết quả cao, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang sẽ tăng cường công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp phối hợp cùng các cấp chính quyền và các cơ quan có liên quan tích cực vận động, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển nhà ở và đô thị.

Chủ động tham gia hoàn thiện thể chế, chính sách của Nhà nước về nhà ở. Rà soát, đề xuất ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi riêng của tỉnh nhằm thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực tham gia phát triển nhà ở, hạ tầng đô thị trên địa bàn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhất là lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, bất động sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát trong xây dựng và thực thi pháp luật về nhà ở.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Theo Bộ Xây dựng, qua số liệu tổng hợp cho thấy, lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý I/2024 có xu hướng tăng so với quý IV/2023.

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, trong năm 2024, thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao.

Quý I/2024, có tới 90% dự án Condotel không có giao dịch

Quý I/2024, có tới 90% dự án Condotel không có giao dịch

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

Tình hình giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng trong quý I-2024 vẫn chưa thể cải thiện. Trên cả nước nguồn cung mới và lượng giao dịch thành công vẫn rất thấp và hạn chế so với cùng kỳ năm các năm trước.