Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ, doanh nghiệp niêm yết nào “lo” nhất?

Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tiếp hạ giá đồng nhân dân tệ khiến cho hàng loạt các doanh nghiệp Việt "đứng ngồi" không yên vì những thiệt hại mà họ sắp phải hứng chịu.

Sau ba ngày hạ giá liên tiếp đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng tỷ giá tham chiếu vào ngày 14/8. Theo đó, tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ lên 0,05%, tăng từ 6,401CNY/USD lên 6,3975CNY/USD.

Sau thông tin này, tỷ giá nhân dân tệ tại thị trường trong nước hầu như không đổi tại 6,397CNY/USD. Tuy vậy, các thị trường đã chịu ảnh hưởng của nỗi lo tỷ giá với các nhà đầu tư bán ra trong bối cảnh sự bất ổn gia tăng. Theo đó, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như trên thế giới đã thấy có sự thay đổi căn bản trong mối tương quan giữa đồng Nhân dân tệ và các đồng tiền khác. Đồng Nhân dân tệ đã mất giá 4,64% trong vài ngày. 

Tỷ giá hàng ngày của Trung Quốc hiện có tính đến cả tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước và điều này cho thấy có vẻ chính quyền Trung Quốc đang tiến dần đến cơ chế thị trường đối với tỷ giá (có lẽ phản ánh rõ nhất ở tỷ giá quốc tế của đồng Nhân dân tệ). Và các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam cũng đang xem xét tổng mức giảm giá của đồng Nhân dân tệ và tính toán mức độ thiệt hại của xuất khẩu của Việt Nam cũng như lợi nhuận của những doanh nghiệp liên quan. 

00-85039_zzhe

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như Vinatex (một số hàng may mặc dựa trên cotton và đối thủ chính là Trung Quốc); TCM (có 50% sản phẩm dựa trên cotton); HSG cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu

Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC), nhóm doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cơ bản – như cao su, thủy sản chế biến (ở đây chủ yếu là cá rô phi và tôm bị ảnh hưởng) sẽ bị ảnh hưởng trong khi các doanh nghiệp đường cũng bị ảnh hưởng nhưng với mức độ ảnh hưởng thấp hơn. 

Theo Hải quan Việt Nam, trong số 330.000 tấn cao sư tự nhiên xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay (tăng 30% so với cùng kỳ), xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 48,6% (tăng 56,9% so với cùng kỳ) và Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam. Hằng năm, khoảng 150.000-200.000 tấn đường RS tương đương hơn 10% tổng nguồn cung đường của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc.

Một số doanh nghiệp niêm yết chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng trực tiếp là Mía đường Thành Thành công Tây Ninh (SBT), Mía đường Lam Sơn (LSS); Hoàng Anh Gia Lai (HAG); Cao su Phước Hòa (PHR); Cao su Đồng Phú (DPR). Ngoài ra cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến Vĩnh Hoàn (VHC) & Hùng Vương (HVG) do cá rô phi cạnh tranh với cá da trơn.

Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu – như may mặc, giày dép và thép cũng sẽ bị ảnh hưởng do các công ty Trung Quốc trong cùng ngành vốn đã có lợi thế về quy mô giờ sẽ gia tăng cạnh tranh khi đồng Nhân dân tệ giảm. 

Hàng may mặc Trung Quốc chủ yếu là cotton trong khi đó quốc gia này ít biết đến với hàng may mặc từ sợi tổng hợp (Đài Loan đứng đầu về mảng này). Theo HSC, trong bất kỳ trường hợp nào, lợi thế tỷ giá 5% hoặc lớn hơn là mức quan trọng trong ngành có giá trị gia tăng thấp (là ngành có nguyên vật liệu đầu vào chiếm mức tỷ trọng rất lớn trong giá thành) và chi phí là yếu tố quyết định quan trọng. 

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như Vinatex (một số hàng may mặc dựa trên cotton và đối thủ chính là Trung Quốc); TCM (có 50% sản phẩm dựa trên cotton); HSG cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu.

Đối với nhóm ngành công nghiệp trong nước, sẽ phải cạnh tranh với số lượng lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như lốp, thép. HPG cạnh tranh với thép sản xuất Trung Quốc ở phân khúc giá thấp. Thị trường lốp radial nội địa là 50% và lốp bias là 10%. HHS nhập khẩu xe tải Dong Feng và xe tải Howo (chiếm khoảng 80% doanh thu).

Do vậy, HSC cho rằng, Cao su Đà Nẵng (DRC), Cao su Miền Nam (CSM) và Hoàng Huy (HHS) là những doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do còn một số xe tải tồn kho trước đó với giá cao. Tuy nhiên khi tồn kho hiện tại được xử lý, HHS sẽ hưởng lợi trong trung hạn với giá nhập khẩu thấp hơn.

Ngoài ra, HSC cũng lưu ý, nhóm công ty trong nước với tỷ trọng nợ bằng ngoại tệ cao sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Theo đó, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết như PVD (nợ 610 triệu USD), PPC (25,6 tỷ Yên), VIC (670 triệu USD nợ dưới nhiều hình thức khác nhau); NT2 (134,8 triệu USD và 123,2 triệu Euro nợ); HSG (tỷ lệ nợ USD và nợ bằng đồng VNĐ thay đổi hàng ngày), CII (31,5 triệu USD trái phiếu) là những doanh nghiệp có dư nợ bằng ngoại tệ đáng lưu ý. Theo đó cả lãi vay và gốc vay sẽ tăng (ngoại từ PVD với tất cả các khoản thu chi đều bằng USD).

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Theo Trần Thúy - Bizlive

Bình luận

Nổi bật

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.