Thứ tư, 06/10/2021, 12:37 PM

TP.HCM đầu tư 22.000 tỷ đồng xây 4 cầu trọng điểm

(CL&CS) - Bốn cầu trọng điểm mà TP.HCM cần xây dựng gấp trong 5 năm tới là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Bình Quới, cầu Bình Quới - Rạch Chiếc.

Hiện nay, bán đảo Thanh Đa kết nối với các khu vực khác chỉ duy nhất một cầu là cầu Thanh Đa.

Hiện nay, bán đảo Thanh Đa kết nối với các khu vực khác chỉ duy nhất một cầu là cầu Thanh Đa.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, tính cấp thiết của 4 cây cầu trên nếu được xây dựng, vận hành trong 5 năm tới, không chỉ giúp kết nối trung tâm TP.HCM với Thủ Đức mà còn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, du lịch cho khu vực.

Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đề xuất UBND TP.HCM ưu tiên xây dựng trong giai đoạn 2021-2026. Việc đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) với tổng số vốn khoảng 22.000 tỷ đồng.

Dự án cầu Cần Giờ có chiều dài 3,9 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m, sẽ thay thế phà Bình Khánh, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, được xây dựng theo kiến trúc dây văng một trụ tháp với phác họa hình tượng cây đước. Dự án cầu Bình Quới và cầu Bình Quới - Rạch Chiếc có tổng mức đầu tư lần lượt là 3.400 tỷ đồng và 3.390 tỷ đồng. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư 5.210 tỷ đồng.

Cũng theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, vấn đề hiện nay là tìm nguồn vốn cho các dự án trọng điểm rất khó, bởi dịch bệnh kéo dài, dự kiến nguồn thu ngân sách thành phố trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng.

Theo đó, thành phố cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để thúc đẩy các dự án trọng điểm về đích như dự kiến.

Do đó, để thúc đẩy tiến độ các dự án trên, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP.HCM giao nhiệm vụ cho đơn vị liên quan bố trí kế hoạch vốn để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo chủ trương đầu tư công để làm cơ sở mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư cho dự án.

Đại diện Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính sớm có cơ chế, chính sách và kế hoạch huy động vốn, ưu tiên mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, nguồn vốn ODA, xã hội hóa các nguồn lực phù hợp quy định pháp luật. Nếu mọi thủ tục về vốn, mặt bằng suôn sẻ, dự kiến đầu năm 2022 dự án cầu Cần Giờ sẽ tổ chức đấu thầu dự án để triển khai thi công.

Theo KTS Khương Văn Mười (nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM), dự án xây dựng 4 cây cầu trên mang tính cấp thiết bởi không chỉ giải bài toán ùn tắc giao thông mà còn giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân quanh khu vực.

Trong đó, dự án cầu Cần Giờ mang ý nghĩa rất lớn, không chỉ kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố mà cây cầu sẽ đánh thức tiềm năng của khu du lịch sinh thái biển Cần Giờ đã được định hướng, ngoài ra còn thúc đẩy phát triển kinh tế, kết nối logistics với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, kích thích hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mới.

Vì vậy, trong điều kiện nguồn vốn khó khăn, để dự án sớm triển khai, phát huy hiệu quả thì Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương cần rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung để quản lý, phát triển quỹ đất, kết hợp chỉnh trang và phát triển đô thị dọc hai bên các tuyến giao thông mới, tạo nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, cũng cho rằng các dự án cầu trên giúp phát huy nguồn lực phát triển bền vững kinh tế thành phố và các vùng phụ cận, nhất là giai đoạn hậu Covid-19. Để ưu tiên các dự án cấp bách, ngoài kêu gọi đầu tư PPP, TP.HCM cần xem xét tập trung vốn ngân sách để đầu tư, trong đó có dự án cầu Cần Giờ. 

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Xây thêm nhiều hầm chui để giảm tải áp lực giao thông

Hà Nội: Xây thêm nhiều hầm chui để giảm tải áp lực giao thông

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa nhằm tạo liên kết, thuận lợi hơn cho người dân khi sử dụng tàu điện. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, TP Hà Nội cũng sẽ đầu tư thêm hàng loạt hầm chui lớn để giảm tải áp lực giao thông trong nội thành.

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn.

Thi công các dự án phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn

Thi công các dự án phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:56

(CL&CS) - Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.