Thứ tư, 19/06/2024, 08:48 AM

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo lần thứ nhất, năm 2024

(CL&CS) - Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo "Tuyên truyền lối sống tốt đạo - đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc" lần thứ nhất, năm 2024 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đã được công bố tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sáng 18/6.

2

Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024 về thể lệ cuộc thi - Ảnh: VGP/LS

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương, Trưởng ban tổ chức giải cho biết, Giải Báo chí toàn quốc viết về Phật giáo "Tuyên truyền lối sống tốt đạo – đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc" là dịp để lựa chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc, đạt chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phản ánh trung thực, phong phú về các nội dung Phật giáo được đăng tải, phát sóng trên các ấn phẩm, loại hình báo chí được cấp phép chính thức.

Giải Báo chí toàn quốc về Phật giáo còn có ý nghĩa lớn lao trong việc khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã và mãi mãi gắn bó keo sơn cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Thông qua Giải nhằm giới thiệu, quảng bá những kết quả, thành tựu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cộng đồng tăng, ni, phật tử trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, phát hiện những tấm gương tiêu biểu cho lối sống "tốt đạo, đẹp đời" và hoằng dương chính pháp. Cổ vũ, động viên các tăng ni, phật tử chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp phát triển Phật giáo. Tạo điều kiện để các nhà báo được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.

3

Giải Báo chí toàn quốc về Phật giáo còn có ý nghĩa lớn lao trong việc khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành, gắn bó keo sơn cùng dân tộc - Ảnh: VGP/LS

Giải được tổ chức sẽ góp phần ghi nhận, cổ vũ kịp thời các phóng viên, nhà báo tiếp tục không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn để có những tác phẩm báo chí đạt chất lượng, mang lại giá trị tích cực cho xã hội, góp phần vào việc tuyên truyền lối sống của nhân dân Việt Nam theo đúng tôn chỉ "tốt đạo - đẹp đời" của Phật giáo.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Giải đóng vai trò quan trọng, góp phần vào việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức về Phật giáo, nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm giữa các tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Cộng đồng phật tử và cả xã hội có cơ hội tiếp cận với những thông điệp tích cực, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, từ đó lan tỏa những giá trị này đến với mọi tầng lớp trong xã hội.

Chủ đề của tác phẩm gửi dự thi tập trung vào việc tuyên truyền lối sống lành mạnh và hòa bình theo tinh thần Phật giáo; tuyên truyền bảo vệ, xây dựng Tổ quốc gắn với đời sống đạo giáo lành mạnh, gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Các đề tài có thể bao gồm các câu chuyện về đời sống và công việc của tăng ni, phật tử, bài học từ các kinh điển Phật giáo, hoặc những hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng đồng được tổ chức bởi các tăng ni, phật tử.

Tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực Phật giáo được đăng tải, phát sóng trên các cơ quan báo chí được cấp phép (báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo hình, báo ảnh) trong thời gian quy định; tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải có quyền gửi bài tham dự. Tác giả tham dự Giải không vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí; không vi phạm Luật Tín ngưỡng và tôn giáo và các quy định khác của pháp luật.

Mỗi tác giả được gửi nhiều tác phẩm, chùm tác phẩm. Chùm tác phẩm có tối đa 5 kỳ. Dự kiến có 5 mức giải cá nhân, gồm giải Đặc biệt, Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích được trao cho 5 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình và báo ảnh) và 1 giải tập thể được trao cho đơn vị có nhiều tác phẩm tham gia đạt chất lượng cao. Căn cứ trên số lượng và chất lượng tác phẩm tham dự, Ban tổ chức sẽ quyết định về giải thưởng mỗi loại hình và đưa ra các giải phụ (nếu có), đảm bảo các tác phẩm đạt giải là các tác phẩm có chất lượng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

Tác phẩm dự thi gửi về Ban Thông tin truyền thông Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam (73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày 18/6/2024 đến hết ngày 5/1/2025. Tác phẩm dự thi là các tác phẩm có thời gian đăng tải, phát sóng từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024 trên các ấn phẩm báo chí được cấp phép. Dự kiến trao giải vào quý I/2025.

Theo Báo Điện Tử Chính Phủ

Bình luận

Nổi bật

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2024

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:07

(CL&CS)- Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay

Nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:22

(CL&CS) - Ngày 12/11, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8 chất vấn về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới việc phải nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khuyến khích thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập

Khuyến khích thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.