Dữ liệu cũ
Thứ năm, 14/05/2015, 07:56 AM

Tiếp vụ 5 trường đại học lớn mắc hàng loạt sai phạm: Đại học Luật TP.HCM cũng vi phạm nhiều luật

(NTD) - Kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ cho thấy, đã có đến 5 trường đại học lớn mắc nhiều sai phạm. Trong đó, Đại học (ĐH) Luật TP.HCM lại được nhắc đến với nhiều sai phạm từ quản lý, tuyển sinh cho đến quản lý đất đai tài sản.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về Thanh tra trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc thực hiện các quy định liên quan đến lĩnh vực giáo dục thì các trường ĐH này đã vấp phải nhiều sai phạm và cần phải quy rõ trách nhiệm, xử lý.

Đặc biệt, ĐH Luật TP.HCM là 1 trong 5 trường đại học lớn trong nước bị thanh tra và xử lý do mắc nhiều sai phạm, khiến dư luận khá bất ngờ khi ĐH Luật TPHCM đào tạo chuyên ngành luật pháp, nhưng vẫn mắc phải hàng loạt sai phạm.

Bat ngo khi dai hoc luat vuong phai nhieu sai pham
ĐH Luật TP.HCM - nơi vướng phải hàng loạt sai phạm.

 Thiếu sót trong đào tạo

Theo kết luận, Trường ĐH Luật TP.HCM đã có nhiều điểm trọng yếu không tuân theo luật định trong quản lý, đào tạo. Cụ thể, trong liên kết đào tạo với nước ngoài (đại học và trên đại học), ĐH Luật TP.HCM đã không đáp ứng yêu cầu về quy mô đào tạo khi liên kết đào tạo thạc sĩ nước ngoài còn hạn chế, đối tác ít, số lượng tuyển sinh thấp và một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Chưa kể, tại trường này còn xảy ra tình trạng học viên đã tốt nghiệp không thực hiện làm luận văn tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học cùng với công tác tuyển sinh, đào tạo tại trường cũng mắc phải nhiều sai phạm. Cùng chung hoàn cảnh với các trường thuộc nhóm thanh tra trong lần này, ĐH Luật TP.HCM bị đánh giá về công tác đào tạo ngắn hạn còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn quy định; giáo trình giảng dạy có chuyên ngành chưa được chuẩn hóa, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khó đánh giá chất lượng đào tạo.

 Mập mờ thu chi tài chính

ĐH Luật TP.HCM là 1 trong 5 trường đại học lớn trong nước bị thanh tra và xử lý do mắc nhiều sai phạm, khiến dư luận khá bất ngờ khi đây là trường đào tạo chuyên ngành luật pháp.

Không những sai phạm trong đào tạo, ĐH Luật còn khiến dư luận thêm “bất ngờ” khi vướng nhiều khuyết điểm trong tự chủ tài chính. Cũng theo kết luận thanh tra, ĐH Luật TP.HCM cùng với 4 trường còn lại đều thu vượt, thu ngoài quy định của Nhà nước với số tiền hơn 15 tỉ đồng. Mức trích lập quỹ học bổng trong 3 năm (từ năm 2011 – 2013) của ĐH Luật TP.HCM chưa đảm bảo mức tối thiểu 15% thu học phí chính quy theo quy định, bình quân 3 năm chỉ đạt 13,03%. Còn quỹ phúc lợi, khen thưởng lại trích thừa 631 triệu đồng.

Ngoài ra, ĐH Luật TP.HCM còn mắc một sai phạm khác khi là một trong các trường không nộp kịp thời, đầy đủ các khoản thu vào kho bạc, là đơn vị có số dư tại quỹ phát triển sự nghiệp và tiền gửi ngân hàng tồn quỹ chưa sử dụng trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng lớn nhưng không được đầu tư. Việc đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ít, gây lãng phí nguồn vốn… Qua thanh tra phát hiện thêm, ĐH Luật TP.HCM còn không kê khai nộp thuế, không nộp kịp thời thuế thu nhập cá nhân theo quy định và tính đến ngày 31/12/2013, số thuế còn lại phải nộp của trường là 1,7 tỉ đồng.

Bat ngo khi dai hoc luat vuong phai nhieu sai pham
Các khoản thu không đúng quy định tại trường theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Việc hạch toán về các khoản thu, chi tại trường còn mập mờ, có khoản chưa qua sổ kế toán và báo cáo tài chính, một số khoản hạch toán không đúng mức quy định. Đáng chú ý, trong năm 2011, trường đã không phản ánh số tiền thu hộ bảo hiểm y tế sinh viên là 1,2 tỉ đồng, vào Báo cáo tài chính(?)!.

Sai phạm trong đầu tư xây dựng

Sai phạm tiếp nối sai phạm, ĐH Luật TP.HCM tiếp tục vấp phải những “phi vụ” không rõ ràng khác liên quan đến việc đầu tư dự án. Đơn cử, trong Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thông tin Thư viện cơ sở 2 của ĐH Luật TP.HCM, việc thẩm định dự án lập thiếu chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, lập dự toán thiết kế thiếu. Bên cạnh đó, dự án này có tiến độ thi công không đảm bảo nhưng chủ đầu tư lại chưa có biện pháp xử lý kịp thời, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Chưa kể, ĐH Luật TP.HCM là một trong những trường bị liệt vào danh sách có công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, chưa lập quy trình bảo trì.

Với quá nhiều sai phạm trong một thời gian hoạt động, ĐH Luật TP.HCM đang có những động thái gì để củng cố lại toàn bộ hệ thống và cách xử lý những người liên quan đến sai phạm, đó là một câu hỏi lớn cần những người có trách nhiệm trong Ban Giám hiệu nhà trường trả lời cụ thể (?)!.

BGH Trường ĐH Luật TP.HCM trốn tránh minh bạch thông tin ?

Nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến những sai phạm của trường theo Kết luận Thanh tra Chính phủ và và lắng nghe phương hướng xử lý cụ thể của BGH nhà trường sau kết luận thanh tra, PV Báo Người Tiêu Dùng đã đến trụ sở trường ĐH Luật TP.HCM (số 2 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Q.4) để đặt lịch công tác. Thế nhưng, Thư ký Hiệu trưởng, ông Trần Đức Hiệp thông tin rằng Hiệu trưởng hiện vắng mặt nên không thể tiếp PV. Điều đáng ngạc nhiên, khoảng vài phút sau đó, bà Hiệu trưởng từ phòng Hiệu trưởng bước ra. Để giải thích vấn đề này, ông Hiệp nói rằng ông không biết cô đang ở trong phòng. Là thư ký riêng nhưng lại không biết lịch hoạt động của Hiệu trưởng, giải thích này liệu có chính đáng ? Khi PV biết về sự có mặt của Hiệu trưởng tại đó thì ông Hiệp tiếp tục cho biết bây giờ Hiệu trưởng phải tiếp khách và lát nữa đi họp, không thể tiếp PV. Ông hứa hẹn, buổi chiều hôm đó (ngày 20/4) sẽ sắp xếp một lịch hẹn cụ thể cho PV được tiếp xúc, trao đổi với Hiệu trưởng. Thế nhưng, chờ mãi vẫn không thấy ông Hiệp gọi điện, PV đã chủ động điện theo số điện thoại ông Hiệp cung cấp trước đó nhưng không có người trả lời. Phải chăng, phía BGH trường đang có dấu hiệu né tránh minh bạch thông tin cho cơ quan báo chí.

Với nhiều sai phạm như thu tiền bảo hiểm y tế cho sinh viên bị “ém nhẹm” trong báo cáo tài chính, việc thu học phí cũng bị Thanh tra “thổi còi”, rõ ràng quyền lợi của hàng ngàn sinh viên đang bị ảnh hưởng nặng nề. Báo Người Tiêu Dùng sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin phản ánh trong các số báo tới.

Thi Trần - Trần Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.