Thứ ba, 09/07/2019, 14:13 PM

Tiếp bước trăm năm cùng sân khấu cải lương

(NTD) - Nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam kỷ niệm dấu mốc cải lương tròn 100 năm tuổi (1918-2018) là một niềm vui đáng tự hào, nhưng đây cũng đặt ra một áp lực rất lớn: Làm thế nào để cải lương có thể tiếp tục tồn tại thêm 100 năm và nhiều hơn nữa? Thời gian qua, bằng sự nỗ lực, đã có rất nhiều dự án, chương trình, hoạt động sôi nổi nhằm hướng đến việc phục hồi và phát triển cải lương.

Tồn tại suốt 100 năm qua, cải lương đã cùng với dân tộc đi qua những thăng trầm của thời cuộc. Từng trải qua giai đoạn hoàng kim với những sân khấu, đoàn hát, nghệ sĩ, tuồng tích nổi tiếng, cải lương chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm liền, cải lương không chỉ “giẫm chân tại chỗ” mà còn có nhiều dấu hiệu “tuột dốc”. Nhiều rạp hát đóng cửa, các đoàn hát nổi tiếng tan rã, nghệ sĩ cải lương nhiều người phải chuyển sang lĩnh vực khác để kiếm sống, khán giả không còn mặn mà và buồn nhất là nhiều khán giả trẻ không biết cải lương là như thế nào.

a
Vở diễn "Vai diễn đầu đời" của các bạn học viên dự án "Tiếp bước trăm năm".

Nhiều ý kiến cho rằng, cải lương rơi vào thời kỳ u tối là do không đáp ứng được tính cải cách, đổi mới vốn dĩ là những yếu tố nội tại sẵn có trong tính chất của loại hình sân khấu này. Hàng chục năm qua, cải lương Việt Nam không có thêm một kịch bản mới ấn tượng, cứ mãi diễn đi diễn lại những tuồng đã nổi tiếng từ rất lâu. Dù cho có nhiều sự cố gắng nhưng với những vai diễn đã được “đóng đinh” tên tuổi của những nghệ sĩ nổi tiếng thì diễn hay đến đâu cũng dễ dàng bị so sánh và đánh giá là thua kém.

Quan trọng và thiếu sót nhất vẫn là ở mảng sáng tác, viết kịch bản? Đây là vấn đề vô cùng nan giải của sân khấu cải lương.

a2
Đầu năm 2019, TP.HCM kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương.

Không thể phủ nhận rằng, các vở mang tính lịch sử như: Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh... vẫn còn nguyên giá trị giáo dục, tinh thần yêu nước. Các vở tâm lý, xã hội: Đời cô Lựu, Đêm lạnh chùa hoang, Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt... vẫn làm người xem thổn thức, xót thương cho thân phận, tình yêu con người.

Chúng ta đã có một chuỗi các hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương hoành tráng nhưng đó chỉ là dịp để ôn lại những trang vàng son và không nên dựa vào đó để tiếp tục ngủ vùi trong những vinh quang mà cải lương đã từng có. Và trên thực tế, chính dấu mốc 100 năm đã làm trỗi dậy những tâm hồn yêu cải lương chân chính, thôi thúc họ phải có những dự án và hoạt động thiết thực để duy trì, phát triển cải lương.

a1
Chương trình "Cải lương - trăm năm nguồn cội" được công diễn vào tháng 7/2019.

Nổi bật nhất là dự án truyền dạy cải lương miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên mang tên “Tiếp bước trăm năm” do YUME Art Project và TS. Đào Lê Na - Trưởng bộ môn Sáng tác và Phê bình sân khấu - Điện ảnh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP.HCM thực hiện, cùng với sự cố vấn chuyên môn của NSND Bạch Tuyết. Dự án bao gồm hai lớp học: Trải nghiệm cải lương và Thưởng thức cải lương, tức là không chỉ chú trọng đào tạo những nghệ sĩ trẻ biểu diễn chuyên nghiệp mà còn chú trọng đến việc đào tạo một thế hệ khán giả trẻ có kiến thức, biết cách phê bình một vở diễn.

Trong tháng 7 này, chương trình biểu diễn “Cải lương - Trăm năm nguồn cội” chính thức được công diễn, quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ tham gia: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Vũ Linh, NSƯT Thanh Kim Huệ, NSƯT Huỳnh Khải, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh, Điền Trung, NSƯT Ngọc Đợi... và có sự tham gia của các nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng: NSƯT Việt Anh, Đình Toàn... chương trình do nghệ sĩ Quang Thảo làm đạo diễn. Với sự kết nối của nhiều thế hệ nghệ sĩ, chương trình hứa hẹn mang đến những phần trình diễn ấn tượng để có thể gìn giữ và mang cải lương đến với rộng rãi công chúng.

Ngoài ra, còn có các buổi tọa đàm “Tinh hoa cải lương còn hay mất?”, “Tinh hoa cải lương với người trẻ” do Hội đồng Anh phối hợp với một số đơn vị tổ chức, được dẫn dắt bởi nhà nghiên cứu - đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc và sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác: NSƯT Vũ Luân, Phương Hồng Thủy, NSƯT Hải Phượng... Các buổi tọa đàm này đã đặt ra những vấn đề bức thiết của cải lương hiện nay và đưa ra một số phương hướng để đưa cải lương đến với người trẻ.

Với những dự án, các hoạt động và nhiều chương trình biểu diễn chất lượng được thực hiện bởi những con người có tình yêu sâu sắc với cải lương, chúng ta có quyền tin tưởng rằng cải lương sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển xa hơn.

Đức Tiến

 

Bình luận

Nổi bật

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 16:31

Hệ thống CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp 0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm.

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.