Tiền gửi giảm sút, Ngân hàng đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm

(CL&CS) – Nhân dịp lễ Tết cuối năm, nhiều ngân hàng triển khai chương trình quay số trúng thưởng, khuyến mãi quà tặng hiện vật, voucher, tiền, vàng,... để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.

Theo ý kiến của chuyên gia kinh tế, việc mặt bằng lãi suất tăng cao trong một thời gian rất ngắn cần được cơ quan chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ để tránh những rủi ro cho hệ thống.

Nhiều ngân hàng ghi nhận tiền gửi giảm sút 

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định nới room tín dụng toàn hệ thống từ 1,5 - 2%, tương đương số tiền cho vay từ các ngân hàng sẽ tăng thêm từ 150 - 200 nghìn tỷ đồng. 

Nhu cầu huy động thêm tiền để cho vay lại càng tăng cao, đặc biệt trong tình hình tiền gửi cuối quý III vừa qua của nhiều nhà băng có dấu hiệu giảm sút so với cuối quý II. Mức sụt giảm mạnh nhất xấp xỉ 9% thuộc về Ngân hàng Bản Việt. 

Thậm chí, số dư tiền gửi khách hàng của Bản Việt Bank ghi nhận tại ngày 30/9 còn giảm 4% so với đầu năm, trong khi phần lớn các ngân hàng đều tăng trưởng trong giai đoạn này. 

Các ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng sụt giảm trong quý III. (Nguồn dữ liệu: FiinPro).

Một số ngân hàng như OCB, Việt Á Bank, Kiên Long Bank, NCB cũng ghi nhận số dư tiền gửi cuối quý III sụt giảm so với đầu năm. 

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng, giảm 0,4% so với cuối quý II/2022, tương đương mức giảm 47,5 nghìn tỷ đồng. 

So với đầu năm, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng 4,3% nhưng vẫn thấp hơn hẳn mức tăng trưởng tín dụng là 11,05%. 

Càng về cuối năm, nhu cầu tiền mặt của các cá nhân và doanh nghiệp càng tăng cao, đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông điệp nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng dự kiến sẽ bước vào cuộc đua huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mức lãi suất huy động tăng ồ ạt từ tháng 10 sẽ phản ánh vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng vào quý IV năm nay. 

Nhóm phân tích ACBS dự báo biên lãi thuần (NIM - chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động) của ngành ngân hàng sẽ giảm nhẹ trong quý IV/2022 do kỳ điều chỉnh lãi suất cho vay thường sẽ chậm hơn khoảng 1 quý so với lãi suất huy động, trước khi phục hồi về mức cũ kể từ quý I/2023.

Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã dao động quanh mốc 10%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục đưa ra ưu đãi đi kèm để thu hút tiền gửi khách hàng.

Các ngân hàng tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi huy động tiền gửi

Tại ngân hàng Sacombank từ 18/11 - 31/12/2022, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia gửi tiền tại quầy sẽ được ưu đãi tặng ngay vào tài khoản thanh toán/tài khoản thẻ tín dụng/tài trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng được tặng 0,5 tháng tiền lãi; kỳ hạn 12 tháng được tặng 1 tháng tiền lãi. Ưu đãi này áp dụng cho mức gửi tối thiểu 300 triệu VND đối với khách hàng cá nhân và 500 triệu VND đối với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng này cho biết, kỳ hạn càng dài lãi suất càng hấp dẫn. 

Hiện tại, theo biểu lãi suất mà ngân hàng này công bố, mức lãi suất của ngân hàng này gửi tại quầy được niêm yết như sau: Kỳ hạn từ 1-5 tháng: 6%/năm; Kỳ hạn 6 tháng: 8,3%/năm; Kỳ hạn 7-11 tháng: 8,4-8,8%/năm; Kỳ hạn 12-36 tháng: 8,9-9,0%/năm.

Tương tự như Sacombank, Ngân hàng VPBank cũng tung ra ưu đãi tiền thưởng lên đến 300.000 đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, chương trình chỉ dành cho khách hàng gửi tiết kiệm online lần đầu tiên với số tiền từ 5 triệu đồng, kỳ hạn từ 6 tháng trở lên trong thời gian từ ngày 24/10 đến hết ngày 24/12. 

Trước đó, từ ngày 1.11, VPBank đã công bố tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi trên tài khoản thanh toán - Casa) áp dụng với khách hàng cá nhân lên mức 1%/năm. 

Ngân hàng VPBank cũng tung ra ưu đãi tiền thưởng lên đến 300.000 đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm.

Khác với hai ngân hàng kể trên, Ngân hàng SCB lại đưa ra chính sách cộng thêm lãi suất 0,8%/năm cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại quầy với kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng, áp dụng từ ngày 02/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Hiện nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng được tăng lên 7.8%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 8.1%/năm, kỳ hạn 12 tháng lên mức 9.95%/năm và trên 12 tháng được nâng lên mức 9.6%/năm.

Tại OceanBank, từ ngày 18-29.11, ngân hàng này triển khai chương trình “Ngày Vàng gửi tiền, rinh liền lãi Đỉnh”, với mức lãi suất áp dụng lên tới 10%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và 9%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Đây là chương trình ưu đãi dành cho các khoản tiền gửi tiết kiệm VND trả lãi cuối kỳ được mở tại quầy.

Một số ngân hàng như Techcombank, MSB, Vietcombank,... hiện nay cũng liên tục nổi pop-up thông báo các chính sách lãi suất, thường là trên 9% cho các khoản gửi tiết kiệm online ngay trên ứng dụng. Bên cạnh những chính sách ưu đãi “hiếm có” như trên, các ngân hàng khác cũng liên tục đưa ra loạt khuyến mãi đi kèm để thu hút khách hàng gửi tiền, đảm bảo nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng. 

Một số ngân hàng áp dụng lãi suất lên đến hơn 10%/năm khi khách hàng gửi số tiền lớn hàng tỷ đồng như Việt Á Bank, Nam Á Bank,... hoặc đưa ra các mức lãi suất ưu đãi dành cho nhân viên và người nhà như MSB, ABBANK.

Cần theo dõi, giám sát chặt chẽ để tránh những rủi ro cho hệ thống

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, xu hướng tăng của lãi suất huy động cũng được xem là phản ứng hợp lý khi mặt bằng lãi suất ở nhiều quốc gia đang trong xu hướng tăng. Xu hướng tăng của lãi suất huy động tiếp diễn và mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng 2,5-3% trong cả năm 2022.

"Việc mặt bằng lãi suất tăng cao trong một thời gian rất ngắn tiềm ẩn những rủi ro với hệ thống tài chính, đặc biệt phải kể đến rủi ro thanh khoản nếu không được theo dõi, giám sát sát sao. Trong bối cảnh lãi suất huy động chịu áp lực tăng; lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định. Áp lực tăng lên lãi suất cho vay sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động và có sự phân hoá giữa mức tăng, thời điểm tăng giữa các ngành nghề" - các chuyên gia của VCBS nhận định. 

Trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, việc huy động vốn tăng trưởng chậm đặt ra thách thức đối với hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng cũng như gây quan ngại về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Các chuyên gia kinh tế cũng chung nhận định cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng do một trong những nguyên nhân chính là áp lực thanh khoản. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích, tăng lãi suất vừa là biện pháp giữ chân và thu hút khách hàng mới, vừa để chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn đón hạn mức tăng trưởng tín dụng mới vào đầu năm 2023, phục vụ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. 

Phía Ngân hàng Nhà nước cho biết, với áp lực nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành trong tháng 9 và 10 vừa qua. Điều này đảm bảo các tổ chức tín dụng có khả năng huy động thêm được nguồn vốn để đảm bảo an toàn thanh khoản cũng như cung cấp nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.