Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 19/04/2015, 07:13 AM

Thương lái Trung Quốc: Khó làm ăn lâu dài

(NTD) – Ban đầu thường mua hàng với giá cao sau đó chi phối thị trường làm giá xuống hàng loạt là một trong những chiêu bài của thương lái Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc thu mua toàn thứ lạ đời, mua ồ ạt chi phối thị trường

Việc thương lái thu mua sản phẩm lạ đời đã trở thành một kịch bản được lặp đi lặp lại. Chiêu bài cũ của những thương lái này vẫn là thu mua với giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất làm nông dân điêu đứng. 

Thường thông qua thương lái Việt Nam, họ tạo cung cầu ảo và cuối cùng chính người dân và thương lái nước ta lại mua hàng chính mình đã bán ra trước đó.

Những loại sản phẩm kỳ quặc như đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu, rễ tiêu, lá điều khô, mãng cầu xiêm…không xác định được giá trị sử dụng và thị trường tiêu thụ nhưng được giá nên người nông dân vẫn bất chấp. 

7907866

Bà con thường đi mua lại sản phẩm của chính mình với giá cao ngất ngưởng rồi thương lái lặn mất tăm thường là chiêu bài của thương nhân Trung Quốc

Thu mua nông sản lạ ai là người được hưởng lợi? Câu hỏi được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn không có câu trả lời. Chỉ biết sau mỗi lần thu mua thì thiệt hại vẫn là người nông dân phải gánh chịu.

Tình trạng thu mua nông sản “quái gở” được các thương nhân Trung Quốc thu mua đã diễn ra nhiều năm và không ít nông dân Việt Nam ôm “trái đắng”.

Sau Tết Giáp Ngọ, tại địa bàn thôn Bình Chương, xã Hoài Đức (Hoài Nhơn, Bình Định) xuất hiện nhiều điểm thu mua, sơ chế cây cà gai leo. Do thương lái TQ ráo riết lung mua nên người dân đổ xô khai thác theo kiểu tận diệt.

Cũng trong thời gian này, tại địa bàn huyện An Lão (Bình Định), lá trầu không cũng bị “truy hái” ráo riết. Nguyên nhân do thương lái TQ tập trung về đây thu mua với giá rất cao. Những dây trầu trồng ở mép và giữa rừng trên địa bàn huyện này nhanh chóng bị “vặt” sạch, chỉ còn trơ dây.

Đầu tháng 5/2014, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, những người trồng chuối đứng ngồi không yên. Trước đó, đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá 12.000 đồng/kg. Sau đó những người này biệt tăm, giá chuối rớt không có điểm dừng.

Thời gian qua có nhiều thương lái người Trung Quốc đến Đắk Lắk mua hồ tiêu với giá 190.000 đến 195.000 đồng/kg (trong giá thị trường chỉ khoảng 180.000 đồng/kg), sau đó xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Tuy nhiên, ông Thái lo ngại: “Việc các thương lái mua gom hồ tiêu với giá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đào Chí – Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đắk Lắk (Đoàn liên ngành 389), cảnh báo: “Khi lượng hồ tiêu thu gom với giá cao tập trung ra biên giới, nếu thương lái Trung Quốc lập lại “kịch bản” không mua thì chúng ta sẽ thiệt hại kinh tế và rối loạn thị trường trong nước”.

Các chuyên gia lý giải

Lý giải cho việc, tại sao thương lái Trung Quốc lại lừa được nông dân Viêt, ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng thực chất ở đây thương lái Trung Quốc đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo và loại cung ở đây là không có giá trị.

Lý do là họ có thể thổi giá nguồn cung tùy ý vì không có giá trị như con đỉa thì làm sao xác định được giá nó là bao nhiêu, không ai biết nó có giá trị sử dụng thế nào. Khi đã thổi được giá, thao túng được thị trường thì họ… biến luôn.

Cuối cùng, người dân và thương lái nước ta lại mua chính hàng mình đã bán, hàng hóa không tiêu thụ mà chỉ chuyền tay qua lại và thương lái Trung Quốc kiếm lợi nhuận, còn ai ôm hàng thì mang nợ, nông dân thì làm hại ruộng vườn mình. Chiêu bài này họ làm hoài được vì lòng tham.

Và chiêu bài quen thuộc của những thương lái Trung Quốc vẫn là mua giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất, làm thương lái lẫn nông dân nước ta “ôm hận”.

Đồng tình quan điểm, theo TS Lê Đăng Doanh – nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần có một nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đầy đủ về các thủ đoạn, hành vi của thương lái Trung Quốc trên cơ sở đó, Bộ Công thương cần có hướng dẫn cụ thể, đối với thương lái không có lai lịch, đăng ký khi mua cần phải báo cáo và phải ngăn chặn về mặt pháp luật hoặc thông báo đến nông dân, địa phương để có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác.

“Thương lái Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được. Các hành vi này chỉ mới thấy ở Việt Nam, chưa thấy ở các nước láng giềng khác”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Nhấn mạnh thêm, ông Chí nói: “Bài học mới đây là hàng trăm xe tải chở dưa hấu tập trung ra biên giới để bán sang Trung Quốc nhưng giá hạ đột ngột, không bán được, phải đổ bỏ.

Hay như việc thương lái Trung Quốc đi lùng mua rễ tiêu với giá cao tại các tỉnh Tây nguyên khiến nông dân đua nhau nhổ rễ tiêu, thương lái ùn ùn mua gom nhưng các thương lái Trung Quốc bỗng lặn mất tăm”.

 Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.