Thứ tư, 25/10/2023, 09:21 AM

Thực hiện nhất quán, thông suốt chủ trương từ Trung ương đến cơ sở

Thảo luận tại tổ, sáng 24.10, nhiều đại biểu Quốc hội phản ánh tình trạng, chính sách của Trung ương thì thông thoáng nhưng đến địa phương, cơ sở lại thực hiện một cách quá chặt chẽ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần quán triệt, thực hiện nhất quán, thông suốt chủ trương, chính sách từ Trung ương xuống cơ sở. Các cơ quan liên quan cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn tường minh để địa phương, cơ sở thực hiện đúng chủ trương, chính sách.

Cải cách hành chính phải thực chất hơn

Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid - 19, nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, năm sau khả quan hơn năm trước, quý sau tích cực hơn quý trước. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, ĐBQH Hà Quốc Trị (Khánh Hòa) đề nghị, cần phân tích sâu hơn và làm rõ hơn những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc, nhất là tỷ lệ đầu tư tư nhân sụt giảm chỉ còn bằng 1/6 so với giai đoạn trước đại dịch. Theo ông, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tín dụng tăng trưởng thấp, dù Trung ương đã đề ra những chính sách rất thông thoáng về tài chính, tiền tệ để thúc đẩy đầu tư, nhưng các cấp địa phương lại thực hiện một cách quá chặt chẽ, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, bảo đảm các điều kiện đi kèm.

Cùng ý kiến, ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) chỉ rõ, hiện nay tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, vấn đề này sẽ tiếp tục còn khó khăn hơn vì các nguồn vốn cho vay bất động sản đã đến kỳ trả nợ nhưng các giao dịch bất động sản gần như đóng băng. Do đó, đại biểu đề nghị, Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp cụ thể xử lý nợ xấu, bảo đảm tăng trưởng tín dụng lành mạnh, bền vững. Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ hơn giải pháp xử lý tình trạng này. 

Ở khía cạnh khác, theo đại biểu Hà Quốc Trị, tình trạng sụt giảm đầu tư tư nhân còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là các quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh chậm được lập, phê duyệt, triển khai, gây tắc nghẽn trong các vấn đề liên quan đến đất đai... 

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Đồng Tháp, Khánh Hòa thảo luận tại tổ. Ảnh: Quang Khánh

Trong lĩnh vực du lịch, đại biểu Hà Quốc Trị phản ánh, tuy chủ trương từ Trung ương rất thông thoáng, nhưng thực tế tại địa phương, ở một số cửa khẩu, thủ tục nhập cảnh còn rất rườm rà, chậm chạp, gây khó khăn trong việc thu hút khách du lịch. Nếu không có các cải cách mạnh mẽ và triệt để trong cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính thì việc phục hồi, phát triển du lịch sẽ không dễ dàng.

Từ các thực trạng trên, nhiều đại biểu kiến nghị, Chính phủ, các cơ quan chức năng cần quán triệt và thực hiện nhất quán, thông suốt đường lối, chủ trương từ Trung ương xuống cơ sở, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, tường minh, chi tiết để thực hiện hiệu quả trong thực tế. 

Làm rõ tại sao chỉ tiêu tăng năng suất lao động không đạt? 

Quan tâm tới vấn đề an ninh dinh dưỡng, một số đại biểu nhấn mạnh, việc nắm rõ nội hàm và dành sự quan tâm thỏa đáng cho vấn đề này sẽ giúp quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 841/QĐ-TTg về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, tuy nhiên cũng chưa thể hiện cụ thể nội dung này.

hop-to01-1698125707094

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Đồng Tháp, Khánh Hòa thảo luận tại tổ. Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nêu thực tế hiện nay, sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng của người dân chưa đạt yêu cầu, một số nơi tỷ lệ béo phì cao, trong khi ở vùng sâu vùng xa tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao. Mặc dù đã có Chiến lược phát triển quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với 5 mục tiêu, 20 chỉ tiêu, nhưng trong đánh giá kinh tế - xã hội hàng năm vẫn chưa chú trọng và làm nổi bật nội dung này. Do đó, đại biểu nhấn mạnh, cần chú trọng an ninh dinh dưỡng như đối với an ninh lương thực để an ninh dinh dưỡng, an ninh lương thức gắn bó hữu cơ, tạo điều kiện nâng cao thể trạng con người, đồng thời cũng là định hướng cho tái cơ cấu nền nông nghiệp. Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ hơn nữa vấn đề này, dần tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn để thực hiện tốt các chiến lược, kế hoạch đã đề ra.

Quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, các đại biểu chỉ rõ, qua báo cáo hàng năm của Chính phủ cho thấy, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động liên tục không đạt dù Trung ương, Quốc hội và Chính phủ luôn yêu cầu và đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, các đại biểu đề nghị, đây là vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng, làm rõ nguyên nhân tại sao đã đưa vào giải pháp trọng tâm hàng năm nhưng năng suất lao động vẫn không đạt mục tiêu đề ra. 

Đối với việc triển khai các quy hoạch, đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương, nỗ lực, trách nhiệm và sâu sát trong công tác này; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, sớm tạo được điều kiện thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư tham gia mở rộng kinh doanh, sản xuất, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.

Minh Trang ( Đại biểu nhân dân)

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng hướng tới việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Chứng nhận ISO đem đến sản phẩm chất lượng cho người dùng, an toàn cho người lao động và cả môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO, nó mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:06

(CL&CS) - Để đảm bảo công trình được bền vững, sử dụng an toàn thì trong quá trình thi công, lắp đặt các thanh trong khung thép không chịu lực nên đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13604:2023.