Thứ bảy, 02/11/2024, 13:39 PM

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua áp dụng ISO 14000

(CL&CS)- Áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp sẽ xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện; Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động. ISO 14000 giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường với các khía cạnh như: hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

Áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp sẽ xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện; Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường. Đồng thời, tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.

Không những thế, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, uy tín đối với người tiêu dùng và cộng đồng; Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

heineken-4

Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng

Tại Việt Nam, thời gian qua, với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn này trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điển hình là Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng (Khu công nghiệp Hòa Khánh) là nhà máy bia đầu tiên tại khu vực miền Trung nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo và áp dụng mô hình sản xuất xanh - sạch theo định hướng phát triển bền vững.

Theo đại diện nhà máy, đơn vị đã triển khai mô hình liên kết cộng sinh công nghiệp với các doanh nghiệp khác tại địa phương nhằm tối ưu chi phí, đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải, góp phần hướng tới phát triển bền vững. Đơn vị đã triển khai mô hình liên kết cộng sinh với Công ty Năng lượng Xanh (GE), thay thế việc sử dụng dầu diesel bằng các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ gạo, gỗ băm, gỗ vụn,... qua đó giúp giảm đến 44% lượng phát thải CO₂ tại nhà máy so với việc sử dụng dầu diesel để tạo nhiệt.

Tương tự, tại Công ty Cổ phần Dệt may 29/3, dù đang gặp khó khăn trên thị trường, nhưng từ quý I/2023 công ty đã chấm dứt sản xuất mặt hàng khăn bông - sản phẩm từng gắn bó với hoạt động công ty suốt chiều dài 47 năm, mang thương hiệu quốc gia, hàng Việt Nam chất lượng cao và có tỷ trọng doanh thu hơn 20%. Việc chấm dứt ngành dệt khăn bông là khó khăn lớn, song công ty quyết tâm thực hiện để hướng đến mục tiêu “xanh hoá”, xây dựng doanh nghiệp xanh, sạch và phát triển bền vững trong lòng thành phố môi trường.

Việc các doanh nghiệp triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình, các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, góp phần giảm thiểu khai thác, sử dụng tài nguyên, nguyên liệu và giảm phát thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mặt khác khi doanh nghiệp áp dụng thành công ISO 14000 còn giúp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua áp dụng ISO 14000

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua áp dụng ISO 14000

sự kiện🞄Thứ bảy, 02/11/2024, 13:39

(CL&CS)- Áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp sẽ xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện; Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

Cải tiến chất lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp nhờ các bước cơ bản

Cải tiến chất lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp nhờ các bước cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 14:35

(CL&CS) - Theo Viện Năng suất Việt Nam, các công cụ năng suất chất lượng (NSCL) áp dụng trong doanh nghiệp đều nhằm giải quyết các vấn đề về lãng phí, ô nhiễm, rủi ro… Vậy nên, doanh nghiệp khi nhận thấy đơn vị mình đang thiếu, yếu, kém ở mảng nào có thể áp dụng công cụ phù hợp để loại bỏ các vấn đề yếu kém.

Bứt phá trong sản xuất nhờ áp dụng công cụ 5S

Bứt phá trong sản xuất nhờ áp dụng công cụ 5S

sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 14:35

(CL&CS) - Thời gian qua, các hệ thống quản lý như ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành hệ thống công cụ cải tiến năng suất, chất lượng quen thuộc với doanh nghiệp. Đồng thời, các công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và công cụ quản lý khác cũng được doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng. Trong đó, công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S được đông đảo doanh nghiệp áp dụng thành công.