Thị trường bất động sản: Nghịch lý khi cung tăng, giá cũng tăng
Trong bối cảnh giá nhà liên tục leo thang, người có nhu cầu mua nhà chính là người chịu thiệt nhiều nhất khi khó có thể tiếp cận được. Trong khi đó, theo một số chuyên gia, đối với doanh nghiệp phát triển dự án khi giá nhà đất tăng cao, vượt quá mức chấp nhận của thị trường, không còn ai có khả năng mua, thì các doanh nghiệp bất động sản có thể phải đối mặt với khó khăn về việc bán hàng.
Nghịch lý khi cung tăng, giá cũng tăng
Theo các chuyên gia trong ngành, giá nhà ở tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội đang tăng một cách vô lý, đồng thời, mất cân bằng nguồn cung nhà ở đang là những yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, nhận định giá bán bất động sản tăng một phần là do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới; Một phần là do thiếu nguồn cung bất động sản nhà ở để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM.
“Mặc dù các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do cần có thời gian để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành đi vào cuộc sống và thực thi có kết quả”, ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhìn nhận trong thời gian qua, các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản. Từ đó, giúp nhiều dự án được triển khai trở lại, “bơm” thêm nguồn cung cho thị trường bất động sản, từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 40.000 sản phẩm nhà ở được mở bán mới.
Theo quy luật thị trường thì khi cung tăng, giá bán sẽ giảm nhưng thị trường bất động sản gần đây lại tồn tại một nghịch lý là nguồn cung tăng nhưng giá bán cũng liên tục tăng cao. Bởi nguồn cung được cải thiện song chưa thực sự dồi dào, trong khi dòng tiền đầu tư lại bị dồn nén quá lâu, nên khi thị trường có nguồn cung mới, tỷ lệ hấp thụ vẫn cao dù giá bán tăng mạnh.
Ai là người hưởng lợi?
Trong bối cảnh giá liên tục leo thang, theo các chuyên gia đánh giá, người mua nhà ở thực là bên chịu thiệt đầu tiên. Trong khi đó, không bên nào được hởi lợi, ngay cả với các doanh nghiệp phát triển dự án.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Chủ tịch GP. Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, giá bất động sản tại Việt Nam trong tương quan với thu nhập của ngường dân đang cao hơn nhiều so với khu vực. Một trong những nguyên nhân chính là do phương pháp định giá đất hiện tại. Định giá đất tăng cao, cấu thành giá bán bất động sản tăng đang trở thành một vòng luẩn quẩn giữa giá nhà và giá đất.
Ông Hiệp cảnh báo, nếu không có khả năng đáp ứng kịp thời từ cơ quan quản lý, giá nhà đất có thể tiếp tục leo thang, vượt quá khả năng chi trả của người dân, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ thị trường.
"Giá bất động sản tăng cao không chỉ trong thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn định và phát triển của ngành", ông Hiệp chia sẻ.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc thiếu hụt nguồn cung và các rào cản pháp lý đang khiến giá nhà ở, đặc biệt là căn hộ, khó có thể giảm. Điều này khiến người mua nhà gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một căn nhà phù hợp với khả năng tài chính của mình, đồng thời làm gia tăng áp lực lên thị trường.
Ông Đính cho rằng, dù chỉ là những tín hiệu tăng trưởng nhẹ ở một số phân khúc, thị trường bất động sản vẫn có thể tạo nên đà phục hồi mạnh mẽ nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách, hạ tầng và nguồn vốn. Tuy nhiên, câu chuyện tăng giá bất động sản, nếu không được điều chỉnh sớm, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây mất cân bằng thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế xã hội.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Đính, Nhà nước cần có những động thái quyết liệt hơn, như tạo điều kiện thuận lợi để các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội được triển khai nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc có thêm những chính sách phục hồi cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng là một giải pháp cần thiết để kích cầu thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.
An Nhiên
- ▪Đề án Thành phố ánh sáng kích cầu thị trường bất động sản thành Vinh cuối năm 2024
- ▪Bài toán cung – cầu trên thị trường bất động sản: Yếu tố “tiên quyết” để giảm giá bán?
- ▪Thị trường bất động sản cuối năm: Liệu chung cư có “hạ nhiệt”, đất nền sẽ tiếp tục “hút khách”?
- ▪Thị trường bất động sản phục hồi nhìn từ số lượng doanh nghiệp được thành lập mới
Bình luận
Nổi bật
Thị trường bất động sản: Nghịch lý khi cung tăng, giá cũng tăng
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 09:15
Trong bối cảnh giá nhà liên tục leo thang, người có nhu cầu mua nhà chính là người chịu thiệt nhiều nhất khi khó có thể tiếp cận được. Trong khi đó, theo một số chuyên gia, đối với doanh nghiệp phát triển dự án khi giá nhà đất tăng cao, vượt quá mức chấp nhận của thị trường, không còn ai có khả năng mua, thì các doanh nghiệp bất động sản có thể phải đối mặt với khó khăn về việc bán hàng.
Mặt bằng cho thuê tại TP.HCM có tín hiệu tích cực
sự kiện🞄Thứ năm, 28/11/2024, 22:11
Nhu cầu thuê mặt bằng tăng cao trong khi thiếu vắng nguồn cung mới, đã đẩy tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ trung tâm thương mại tại TP. HCM tăng cao. Thậm chí một số mặt bằng trung tâm Thành phố đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Ở một số nhóm ngành, lĩnh vực có nhu cầu thuê mặt bằng có xu hướng gia tăng còn phải đưa vào danh sách chờ đến lượt.
Nhà đầu tư kỳ vọng phân khúc căn hộ cho thuê có thể trở lại thời ăn “lãi kép”
sự kiện🞄Thứ năm, 28/11/2024, 22:11
Căn hộ cho thuê là phân khúc được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong hơn 10 năm qua, đạt cực thịnh trong giai đoạn 2015-2018 với tỷ suất sinh lời kép từ lãi vốn (giá trị tài sản tăng) và lợi nhuận cho thuê.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.