Dữ liệu cũ
Thứ hai, 04/11/2019, 16:25 PM

Thẻ xanh Mỹ làm khó người Ấn Độ và Trung Quốc

(NTD) - Hơn nửa triệu người Ấn Độ và hàng chục ngàn người Trung Quốc đang chờ đợi tấm thẻ xanh để định cư ở Mỹ. Những cải cách quy định thường trú có thể khiến người Ấn Độ chờ gần 50 năm và người Trung Quốc chờ 10 năm để có thẻ xanh.

Khi Thượng viện Mỹ đưa ra dự luật thay đổi vào trung tuần tháng 10 vừa qua, cộng đồng người nhập cư Ấn Độ và Trung Quốc đã có những phản ứng trái chiều.

Joe Yin - một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học City University of New York, thở phào khi nghe tin. Yin đã đứng ra tập hợp người Trung Quốc nhập cư để phản đối những quy định trong thẻ xanh Mỹ mà theo anh “sẽ làm tổn thương cộng đồng người nhập cư”.

Trái ngược với sự hào hứng của Yin thì Sandeep Sharma, một công dân Ấn Độ đang làm việc trong nhà máy Qualcomm tại San Diego, đã vô cùng thất vọng. Sandeep đã làm việc trong nhà máy này hơn một thập kỷ qua và được cấp hàng chục bằng sáng chế của Mỹ hay quốc tế, nhưng chàng kỹ sư Ấn Độ này tin rằng nếu không có những cải cách về chính sách nhập cư, những người lao động như anh sẽ không có được bảo đảm tương lai để theo đuổi “giấc mơ Mỹ”.

a
Đạo luật Công bằng cho người nhập cư tay nghề cao nhằm giải quyết hồ sơ xin thẻ xanh đang tồn đọng với cộng đồng Ấn Độ và Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Công bằng cho người nhập cư

Đạo luật Công bằng cho người nhập cư có tay nghề cao (FHSIA) đề xuất loại bỏ mức giới hạn trần 7% cho mỗi quốc gia đối với 140.000 thẻ xanh được cấp, tức là mỗi nước tối đa chỉ được 9.800 visa dựa trên số việc làm mỗi năm. Giới hạn này tạo ra bất công và không hài lòng đối với các ứng viên đến từ Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là hai nước cung cấp nhiều nhất lao động tay nghề cao, nhất là về khoa học và công nghệ.

Dự luật được cả hai đảng thông qua sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2020. Chính phủ Mỹ sẽ xem xét hồ sơ xin thẻ xanh dựa trên tiêu chí “ai nộp trước được xử lý trước” mà không quan tâm đến xuất xứ hay quốc tịch của người nộp đơn.

Một dự luật do Hạ viện Mỹ bảo trợ với sự hậu thuẫn của các đại công ty công nghệ như Amazon, Microsoft và Google đã được thông qua hồi tháng 7/2019 với số phiếu 365/430.

David Bier - nhà phân tích tại Viện Cato ở Washington đưa ra nhận định rằng sẽ mất 49 năm để xử lý xong tất cả các hồ sơ xin thẻ xanh đến từ Ấn Độ và với Trung Quốc sẽ là 6 năm. Trong khi đó, với các quốc gia khác thì sẽ gần như không phải chờ đợi.

Được biết, người nhập cư vào Hoa Kỳ vẫn đang phụ thuộc vào sự bảo trợ của chủ lao động cho đến khi họ xin được thường trú. Tuy nhiên, điều rủi ro là họ sẽ mất ngay tư cách pháp lý nếu bị sa thải. Bên cạnh đó, họ cũng tránh đi du lịch nước ngoài thường xuyên để hạn chế những rủi ro có thể là ác mộng - bị từ chối tái nhập cảnh!

Công dân Ấn Độ được lợi hay chịu thiệt?

Công dân Ấn Độ vẫn đang được xem là người hưởng lợi chính - nếu không nói là duy nhất - và là những người ủng hộ dự luật này trong khi công dân các nước khác bị thiệt thòi. Nhưng thời gian chờ đợi của người nộp đơn từ Ấn Độ sẽ tăng lên.

Liên minh hành động dân sự người Mỹ gốc Hoa - một chiến dịch bắt đầu từ tháng 8 vừa rồi - đã viết trên trang blog của họ: “Chúng tôi đồng cảm với thời gian phải chờ đợi của người nhập cư đến từ Ấn Độ. Nhưng dự luật không hợp lý, thiếu hiệu quả này sẽ làm giảm đi cơ hội việc làm của sinh viên quốc tế và người nhập cư đến từ các quốc gia khác”.

Tổ chức này cũng ước tính các thay đổi trong dự luật cũng sẽ tăng thời gian chờ đợi cho người Trung Quốc nộp đơn xin thẻ xanh tăng lên 10 năm.

Nhiều người cho rằng, việc tồn đọng lâu dài của người xin thẻ xanh của Ấn Độ đến từ việc các công ty gia công công nghệ thông tin Ấn Độ bị cáo buộc lạm dụng visa.

Bảy công ty như thế đã chiếm đến 20% tổng số visa làm H-1B được cấp năm 2014 - theo phân tích của giáo sư ngành chính trị học Ronil Hira thuộc Đại học Howard. Công dân Ấn Độ chiếm đến 74% đơn xin visa H-1B trong năm 2018.

Vì thế, đạo luật công bằng FHSIA đã được bổ sung các điều khoản chống gian lận.

Tranh cãi chưa có điểm dừng

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật với số phiếu tuyệt đối, giúp loại bỏ các phiên điều trần và thảo luận. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Dick Durbin thuộc đảng Dân chủ đã phủ quyết và chỉ với một phiếu chống này dự luật có thể thất bại.

Ông Durbin đề xuất nâng tổng số thẻ xanh và bỏ mức giới hạn trần 7%. “Hãy thực tế rằng, nếu gỡ bỏ giới hạn trần với mỗi nước mà không tăng số lượng thẻ xanh được cấp thì không thể giải quyết sự tồn đọng các hồ sơ xin cấp thẻ xanh của người nhập cư đến từ Ấn Độ. Điều này cũng gây tồn đọng đáng kể hồ sơ từ các nước khác trên thế giới” - Durbin nói trong cuộc họp thượng viện vào giữa tháng 10.

Durbin đưa ra dự luật mới, Relief Act, có thể giải phóng toàn bộ số hồ sơ tồn đọng trong vòng 5 năm tới được Học viện Kỹ sư điện và điện tử ủng hộ.

Nhưng ông David Bier phát biểu trên tờ Nikkei Asian Review rằng đề xuất cấp thêm thẻ xanh sẽ có rất ít cơ hội thành công dưới thời chính quyền Tổng thống Trump bởi ông có lập trường chống nhập cư.

“Rất nhiều người đang dồn hy vọng vào đạo luật công bằng, nhưng tại thời điểm này, có vẻ như nó không thể trở thành luật vì sự bế tắc ở Thượng viện” - Bier nói.

Ở một động thái mới đến từ các nhà lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Mỹ, nơi đang thiếu các kỹ sư công nghệ cao thì họ mong chờ hơn lúc nào hết dự luật được thông qua.

CEO Tim Cook của Apple đã thực hiện động thái đầu tiên khi đăng tải lời kêu gọi lên trang cá nhân: “Là bước đầu tiên hướng tới cải cách toàn diện cần thiết, tôi kêu gọi Thượng viện nhanh chóng thông qua đạo luật công bằng FHSIA. Đóng góp của những lao động này rất quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ”.

Trong khi đạo luật công bằng vẫn đang còn lấp lửng thì những người nhập cư như Sharma vẫn đang ở trong tình trạng lo lắng và sẽ phải tiếp tục chờ đợi trong nhiều năm dài.

“Chúng tôi luôn lo sợ cuộc sống của mình bị hủy hoại vì bất cứ lý do nào như: Kinh doanh, suy thoái, tai nạn nghề nghiệp... Khi đó, chúng tôi mất công việc, mất visa H-1B” - Sharma nói. “Và để rõ ràng, đây chắc chắn không phải là vấn đề sắc tộc. Tôi hoàn toàn thông cảm với tất cả người nhập cư đến từ các quốc gia khác nhưng chỉ là, chúng ta đang ở tận cùng sự của sự chờ đợi” - Sharma than phiền.

Phan Huấn - Ricky Hồ

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.