Thứ bảy, 15/08/2020, 09:07 AM

Thế giới đối phó với dịch COVID-19 hai đợt như thế nào?

(CL&CS) - 230 nhà lãnh đạo đã kêu gọi thế giới có biện pháp đối phó với dịch COVID-19. Riêng Liên hiệp quốc cũng đã kêu gọi thế giới hỗ trợ khu vực Mỹ Latin và Caribe ứng phó dịch. Trong bối cảnh này, dịch COVID-19 đang bùng phát đợt II.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm – theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và LHQ. Do vậy, các tổ chức trên hành tinh phải nỗ lực dập dịch. Tính đến 6h50 ngày 15/8, toàn thế giới có 20.763.289 người nhiễm virus SARS CoV-2, 761.387 ca tử vong (Việt Nam: 930 ca nhiễm, 22 thiệt mạng).

Khi nhiều nhà lãnh đạo viết tâm thư thúc giục đối phó với dịch

Khoảng 230 nhà lãnh đạo của nhiều nước trên toàn cầu đã kêu gọi thế giới khẩn cấp đưa ra giải pháp ứng phó với dịch COVID-19 có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều quốc gia. Nội dung được ghi trong một bức thư có chữ ký của nhiều nhà lãnh đạo, chuyên gia y tế và kinh tế hàng đầu thế giới.

Nhấn mạnh đến việc những nước nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của dịch, họ đề nghị các nước phát triển giảm nợ cho 76 quốc gia, tăng gấp 2 lần quỹ hỗ trợ khẩn cấp và đóng góp hàng tỉ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển vaccine phòng chống virus SARS CoV-2.

CoronaAnti 1a
Nga chống virus SARS CoV-2 bằng cách khử trùng ga tàu ở Moscow

Trong thư, nhóm lãnh đạo cũng đề cập đến IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) ước tính các nước đang phát triển sẽ cần tới 2.500 tỉ USD để vượt qua khủng hoảng nghiêm trọng do virus SARS CoV-2 gây ra, nhưng đến nay mới chỉ có một phần nhỏ trong số đó được giải ngân.

Để sớm có tiền, IMF, WB (Ngân hàng Thế giới) và các ngân hàng phát triển trong khu vực tăng tỉ lệ và mức trần cho vay. Ngoài ra, nhóm cũng kêu gọi hành động chống trốn thuế với các biện pháp trừng phạt các nước vi phạm luật định.

Để nhanh chóng có hiệu quả trợ giúp, nhóm cũng thúc giục sự hợp tác toàn cầu trong công tác nghiên cứu và phát triển vaccine để đảm bảo vaccine được phân phối miễn phí trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất có thể.

LHQ kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp Mỹ Latin và Caribe chống dịch

Vừa qua, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Stephane Dujarric cảnh báo các ca nhiễm virus SARS CoV-2 tại Mỹ Latin và Caribe đã vượt quá con số ghi nhận hàng ngày, trở thành tâm điểm mới của đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi hỗ trợ khu vực này trong việc chống virus.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Dujarric khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ các chính phủ và người dân khu vực thông qua các cơ quan, quỹ và chương trình khác nhau, bao gồm việc phát triển các kế hoạch ứng phó đại dịch cấp quốc gia.

Theo ông, LHQ cũng sẽ hỗ trợ tư vấn công tác đối phó dịch bệnh cho các chính quyền nước có đông đảo bệnh nhân COVID-19, bao gồm cả việc gửi các nhóm chuyên viên trực tiếp tới hỗ trợ trong các lĩnh vực như vệ sinh dịch tễ, cung cấp nước và lương thực.

Tiếp theo LHQ, WHO cũng kêu gọi sự hỗ trợ đặc biệt cho khu vực Mỹ Latin và vùng biển Caribe trong bối cảnh 4 nước Brazil, Peru, Chile và Mexico ghi nhận số ca mắc COVID-19 hàng ngày nhiều nhất thế giới hiện nay đều rơi vào khu vực này.

CoronaAnti 1b
Khi COVID-19 đợt II bùng phát ở Ấn Độ, bệnh viện dã chiến 10.000 giường tại New Delhi đã được xây dựng

Theo các con số thống kê, Mỹ Latin đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 vượt quá 1,5 triệu người, chiếm 1/6 tổng số ca bệnh trên thế giới, trong đó 50% số người mắc virus SARS CoV-2 tập trung tại Brazil, quốc gia xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ về số ca bệnh với hơn 900.000 người nhiễm virus và gần 50.000 ca tử vong.

Hàn Quốc và Bắc Kinh xác nhận bùng phát COVID-19 đợt II

Trong bối cảnh mỗi ngày vẫn còn nhiều ca nhiễm virus SARS CoV-2, giới chức y tế tại Hàn Quốc tin rằng nước này đang có làn sóng lây nhiễm COVID-19 đợt II. Hàn Quốc đã là một câu chuyện thành công trong việc chống dịch COVID-19, nhưng nay e rằng đại dịch sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng tới, tuy những ca nhiễm virus chưa cao.

Jung Eun-kyeong – lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), nói rằng làn sóng dịch bệnh đầu tiên đã kéo dài cho tới tháng 4. Kể từ tháng 5 tới nay, các ổ dịch mới đã tăng thêm, trong đó có cả các điểm bùng phát tại các hộp đêm ở thủ đô Seoul. Các quan chức nói rằng tình trạng nhiễm virus nhiều trở lại trong thời gian gần đây khiến Hàn Quốc đang rơi vào làn sóng nhiễm virus thứ hai, và nó sẽ tiếp diễn.

Thị trưởng Seoul cảnh báo rằng thủ đô có thể sẽ cần áp dụng trở lại biện pháp giãn cách xã hội (Social Distancing) nghiêm ngặt, nếu như các ca nhiễm bệnh lên đến trung bình là 30 ca trong vòng ba ngày tới, và nếu tỉ lệ tiếp nhận bệnh nhân cần giường bệnh trong các bệnh viện thành phố vượt quá 70%.

Trong khi đó, Bắc Kinh đồng loạt tăng vọt nhiều ca nhiễm virus SARS CoV-2, nhiều nhất là tại chợ đầu mối Tân Phát Địa, quận Phong Đài vốn vừa bị chính quyền ra lệnh tạm đóng cửa. Ngay sau đó, chính quyền đã phải phong toả 11 khu dân cư xung quanh khu chợ này.

Các nhà dịch tễ học cho biết nguồn gốc của đợt bùng phát mới nhất có thể là hải sản hoặc thịt bị nhiễm virus tại chợ Tân Phát Địa, hoặc một người đi chợ, hay một người làm việc tại chợ đã nhiễm virus mà không biết.

Bùng nổ COVID-19 tại Nhật, Ấn, Brazil…

Cùng lúc đó, số ca nhiễm ở Nhật cũng có xu hướng đi lên, phần lớn được phát hiện tại các khu vực dịch vụ giải trí ban đêm của thủ đô Tokyo. Trong khi đó, với hơn 10.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày trong tuần qua, Ấn Độ đã có hơn 600.000 trường hợp dương tính với virus SARS CoV-2, trở thành vùng dịch lớn thứ 4 thế giới.

CoronaAnti 1c
Nhân viên y tế Hàn Quốc chuyển người nhiễm virus vào viện khi COVID-19 đợt II bùng phát

Tại châu Âu, Ukraine thông báo có 975 ca nhiễm mới, nhiều hơn gấp đôi con số trung bình hàng ngày hồi đầu tháng. Giới chức Bắc Macedonia, quốc gia nhỏ bé với chỉ 2 triệu dân, cũng ghi nhận 219 ca nhiễm mới.

Bộ Y tế Ai Cập thông báo có khoảng 2.655 ca nhiễm virus SARS CoV-2 mới. Saudi Arabia cũng ghi nhận tới 5.212 ca nhiễm mới, mức kỷ lục trong ngày, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên 214.500 ca.

Mexico ghi nhận 15.000 trường hợp tử vong, cao thứ 7 thế giới và khoảng 234.000 ca nhiễm, nhưng chính phủ cũng nói rằng số ca nhiễm trên thực tế còn có thể cao hơn, vì nước này chỉ xét nghiệm cho người có triệu chứng.

Tại Mỹ, tình hình vẫn đáng quan ngại, đặc biệt là ở các bang phía Tây – Nam như  Arizona, New Orleans, nơi các quán bar bắt đầu mở cửa trở lại. Nhà hàng ở San Francisco cũng bắt đầu đón khách và chính quyền bang California đã cho phép các khách sạn, sở thú, bảo tàng và thuỷ cung đi vào hoạt động. Utah và Oregon, hai bang ở phía Tây đã quyết định hoãn dỡ bỏ phong toả trong bối cảnh số ca nhiễm giảm rõ rệt từ đầu tháng 8/2020…

 Khánh Phương

(Theo BBC News - Ảnh: Getty)

Bình luận

Nổi bật

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Tối ưu hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp trong thời đại số

Tối ưu hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp trong thời đại số

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Đầu tư cho hoạt động quản trị doanh nghiệp khoa học, chuyên nghiệp, với cam kết phát triển bền vững và chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được những lợi ích về mọi mặt trong dài hạn.