Thành phố đông dân nhất Việt Nam sẽ có 2 trung tâm cấp cứu đường hàng không và đường thủy
Đây là 2 trong 5 trung tâm cấp cứu được thành phố này phê duyệt trong Đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện.
Ngày 27/3, UBND TP. HCM đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP. HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Đây là đề án đã được ngành y tế ấp ủ nhiều năm qua, tương ứng với việc hình thành 3 cụm y tế chuyên sâu (cụm trung tâm bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hiện hữu tại địa bàn các quận nội thành; cụm Tân Kiên đang hình thành tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; và cụm Thủ Đức) sẽ có 3 trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện (Trung tâm Cấp cứu 115). Cụ thể:
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên có diện tích 10.700m2, đặt tại cụm y tế chuyên sâu Tân Kiên, là trung tâm chỉ huy của Hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện với cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại được thiết kế phù hợp với một trung tâm cấp cứu chuyên nghiệp, sẽ có khu huấn luyện, đào tạo thực hành cho chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (paramedic), có khu cung ứng vật tư, thiết bị y tế chuyên dùng trong cấp cứu ngoài bệnh viện, có khu bảo hành, bảo trì chuyên dụng cho xe cấp cứu… và nhất là có trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, tư vấn cách xử trí tại chỗ cho người dân, điều phối các đội cấp cứu ngoại viện (dispatcher).
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên sẽ cùng với các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoài bệnh viện cho người dân trên địa bàn quận Bình Tân, Quận 6, Quận 8 và huyện Bình Chánh, với tổng diện tích là 330,8km2, dân số là 2.299.063 người.
TP. HCM sẽ có thêm 5 trạm cấp cứu, trong đó, có 2 trạm dành cho đường thủy và đường hàng không
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm trung tâm
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm trung tâm có trụ sở đặt tại quận 10, đảm trách nhiệm vụ cấp cứu ngoài bệnh viện tại khu vực trung tâm TP. HCM, đồng thời đảm bảo công tác y tế, sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp tại các khu vực trọng điểm gồm UBND TP và các công trình giao thông, các lễ hội, sự kiện chính trị, kinh tế văn hóa, du lịch trên địa bàn phụ trách.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Trung tâm sẽ cùng với các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện cho người dân các quận: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11 với tổng diện tích là 67,6km2, dân số là 1.447.784 người.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức có vị trí đặt tại khu đất diện tích 29.000m2, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức: đảm trách nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi, điều phối cấp cứu ngoại viện khu vực TP Thủ Đức; ngoài ra trung tâm này còn là cơ sở dự phòng về hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng cho cơ sở chính khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức sẽ cùng các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện cho người dân tại TP. Thủ Đức, với tổng diện tích là 212,6km2, dân số là 1.213.664 người.
Trạm cấp cứu 115 đường hàng không
Với sự phối hợp và hợp tác chặc chẽ giữa ngành y tế TP và Bệnh viện Quân y 175 trong thời gian qua, sân bay trực thăng phục vụ cấp cứu đường hàng không của Bệnh viện Quân y 175 sẽ được mở rộng phục vụ cấp cứu cho người dân trong khu vực với sự phối hợp của Trung tâm Cấp cứu 115 và Trung tâm Cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175.
Theo Đề án, Trạm cấp cứu đường hàng không sẽ phối hợp với Bệnh viện Quân y 175, Công ty Trực thăng Miền Nam - Binh đoàn 18 triển khai thực hiện cấp cứu bằng đường hàng không cho người dân TP. HCM và khu vực phía nam.
Trạm cấp cứu 115 đường thủy
Trạm cấp cứu 115 đường thủy đặt trong khuôn viên của Trung tâm y tế huyện Cần Giờ (cơ sở cũ), đảm trách nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện khu vực huyện Cần Giờ và phát triển mô hình cấp cứu đường thủy.
Trạm cấp cứu 115 đường thủy cùng với Bộ đội Biên phòng TP tuyến Cần Giờ, Công an TP triển khai thực hiện cấp cứu bằng đường thủy cho người dân TP. HCM và khu vực lân cận.
TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2.
Đây cũng là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số (gần 8,9 triệu người) và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.