Thách thức với thương hiệu vú sữa Lò Rèn

(NTD) - Những tưởng, việc có các đơn hàng xuất khẩu đều đặn sang Mỹ sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho vú sữa Lò Rèn - một thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng miền Nam vốn đang bị mai một và thu hẹp diện tích trồng. Thế nhưng, nhiều thách thức lại đang đè nặng lên con đường “xuất ngoại” của thương hiệu đặc sản này...

Vừa qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh này. Điều bất ngờ, trong số các sản phẩm triển khai của chương trình OCOP lại không thấy sản phẩm đặc sản nức tiếng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Vì sao?

Diện tích thu hẹp, kiểm soát chất lượng khó khăn

Thống kê năm 2008, vùng trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim có khoảng 3.200ha. Nhưng chỉ sau 10 năm, diện tích trồng (cuối năm 2018) đã giảm đến 2.700ha, chỉ còn khoảng 500ha. Nguyên nhân của tình trạng này là do vườn cây vú sữa lâu năm bị suy kiệt, thối rễ, giảm năng suất... buộc nông dân phải phá bỏ. Thêm vào đó, nhiều nông dân chuyển hướng sang trồng các loại trái cây khác (bưởi da xanh, nhãn...) do hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tình trạng này càng kéo dài qua năm 2019 khi diện tích trồng vú sữa tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 450ha. Ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) cho biết, vụ vú sữa năm nay, nhiều nông dân có thể sẽ... trắng tay. Nguyên nhân là do thời tiết vụ mùa năm nay nắng mưa thất thường, khiến chất lượng trái không đạt, trong khi trái non rụng khá nhiều.

“Năm nay trồng vú sữa không vô vụ mùa gì, trái ra lưa thưa, không thể bao trái, chăm sóc cây... nên khả năng trắng tay là rất lớn” - ông Hòa than thở.

Hiện tại, ngoài là cán bộ phụ trách nông nghiệp, ông Hòa còn là một nông dân trồng vú sữa với diện tích khoảng 3.500m2 vú sữa hồng.

Tương tự, ông Trần Minh Phi (xã Long Hưng, huyện Châu Thành), cũng cho biết, vườn vú sữa Lò Rèn 5.000m2 của ông năm nay không đạt so với năm trước.

“Năm rồi, công ty xuất khẩu thu mua vú sữa của tôi với giá cao hơn giá thị trường 5.000-10.000 đồng/kg. Nguyên nhân là vì sản phẩm vú sữa của vườn tôi được bao trái 100%, đáp ứng tất cả các tiêu chí khác mà công ty thu mua đưa ra để xuất khẩu. Nhưng năm nay, dù chăm sóc kỹ, cây vẫn không đạt trái, trái non rụng nhiều do mưa nắng thất thường”- ông Phi cảm thán.

“Chỉ mong năm nay, công ty thu mua toàn bộ vú sữa trong vườn với giá ổn định. Chứ nếu gặp phải tình trạng như nhiều bà con năm vừa rồi, vú sữa phải mang ra chợ bán, thì khó mà có tiền trả nợ ngân hàng” - ông Phi mong mỏi.

Theo ông Võ Văn Men, Chi cục phó Cục Bảo vệ Thực vật, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, tỉnh hiện có khoảng 450ha vú sữa giống Nâu và Lò Rèn tại các huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy. Từ tháng 9/2018, lô vú sữa đầu tiên ở Tiền Giang chính thức được nhập vào thị trường Mỹ với số lượng trên 170 tấn. Theo ước tính, năm nay tỉnh cũng sẽ xuất đi khoảng trên 200 tấn.

Toàn tỉnh Tiền Giang chỉ có 103ha ở các xã thuộc huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè được ngành chuyên môn thẩm định và cấp mã code vùng trồng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ vú sữa để xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng vú sữa xuất khẩu cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Men cho biết: “Từ nhiều năm nay, chính quyền tỉnh Tiền Giang rất quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ các chính sách để nông dân đầu tư lại vườn cây vú sữa Lò Rèn, nhưng thực tế, việc khôi phục lại diện tích như trước đây là điều không hề dễ dàng. Thậm chí, ngay thời điểm cuối năm 2017, khi lô hàng vú sữa đầu tiên được xuất khẩu đi Mỹ, người trồng vú sữa cảm thấy hồ hởi và có động lực đầu tư, chăm sóc vườn trồng chỉn chu hơn để chinh phục khách hàng khó tính. Thế nhưng, vui chưa được lâu thì người nông dân gặp phải tình cảnh, thị trường xuất hiện vú sữa từ các địa phương khác dán mác vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim để trà trộn tiêu thụ...”.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hiện chỉ có 3 doanh nghiệp thu mua vú sữa để xuất sang thị trường Hoa Kỳ.

1

Việc kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc, theo các chuyên gia nông nghiệp là hoàn toàn cấp thiết để không chỉ duy trì và bảo vệ thương hiệu “vú sữa Lò Rèn”, mà còn duy trì được thị trường xuất khẩu vào thị trường vốn nổi tiếng khó tính là Hoa Kỳ.

Giải pháp nào để bảo vệ thương hiệu?

Việc kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc, theo các chuyên gia nông nghiệp là hoàn toàn cấp thiết để không chỉ duy trì và bảo vệ thương hiệu “vú sữa Lò Rèn”, mà còn duy trì được thị trường xuất khẩu vào thị trường vốn nổi tiếng khó tính là Hoa Kỳ. Theo ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, vú sữa Lò Rèn mua tại Tiền Giang bây giờ phần lớn là vú sữa mang tới từ Cần Thơ; thương lái mang sản phẩm từ Cân Thơ lên, lấy thương hiệu vú sữa Lò Rèn để bán. Đây là việc không mới nhưng biện pháp ngăn chặn lại chưa khả thi.

“UBND tỉnh Tiền Giang thời gian qua đã phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan tiến hành nhiều giải pháp chấn chỉnh, xử lý những doanh nghiệp sai phạm, để không làm ảnh hưởng uy tín, thương hiệu vú sữa xuất khẩu Việt Nam. Nhưng tình trạng này cũng như ‘bắt cóc bỏ dĩa’, bởi việc nhái thương hiệu vú sữa Lò Rèn xảy ra nhan nhản bởi các thương lái” - ông Hòa nói.

Về vấn đề này, đại diện UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Tỉnh đã nhiều lần có công văn nêu rõ những hạn chế của một số doanh nghiệp xuất khẩu trái vú sữa làm ăn thiếu lành mạnh; đề nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị chuyên ngành có liên quan trực thuộc bộ phối hợp với các địa phương có xây dựng vùng trồng cây vú sữa kiểm tra, giám sát chặt chẽ về xuất xứ, mẫu mã, chất lượng các lô hàng trái vú sữa xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu...

“Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu vú sữa lò rèn Vĩnh Kim sang Mỹ phải tuân thủ đúng cam kết chỉ xuất hàng trong số diện tích trồng đã có mã vùng. Nếu doanh nghiệp nào gian dối trộn hàng mua từ tỉnh khác hoặc hàng hóa không sản xuất theo quy trình đã cam kết với phía Mỹ sẽ bị xử lý nghiêm” - đại diện UBND tỉnh Tiền Giang, nhấn mạnh.

Dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty Đại Lâm Mộc (Tiền Giang) cho biết, công ty đang bao tiêu cho gần 30ha vú sữa của 40 hộ nông dân trên địa bàn. Đến nay, đơn vị đã xuất thành công lô vú sữa thứ hai sang Mỹ và được phía đối tác phản hồi tốt.

“Do hiện nhà vườn có diện tích cây vú sữa nhỏ, manh mún, xen lẫn với các loại cây ăn quả khác, nên việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước nên có các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, chẳng hạn như bán hoặc cho thuê một số diện tích đất lớn để quy hoạch vùng nguyên liệu bền vững” - ông Hiếu nói.

An Nhiên

 

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.