Dữ liệu cũ
Thứ ba, 29/05/2018, 10:00 AM

Techcombank: Tăng trưởng song hành quyền lực của ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Cảnh Sơn

(NTD) - Từ một đơn vị gặp muôn vàn khó khăn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) bỗng dưng lột xác và trở thành nơi hội tụ quyền lực, tiền bạc của 2 đại gia Hồ Hùng Anh và Nguyễn Cảnh Sơn.

techcombank-3

Techcombank là điểm đến quyền lực của ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Cảnh Sơn.

Ông Hồ Hùng Anh là một trong những đại gia nổi tiếng và quyền lực nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Với việc nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, ông Hùng Anh thường xuyên nằm trong Top 10 các tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán.

ho-hung-anh
Ông Hồ Hùng Anh kết nối Techcombank và Masan

“Tích tụ” quyền lực

Đến năm 2014, giới đầu tư xôn xao khi ông Hùng Anh công bố bán toàn bộ hơn 15 triệu cổ phiếu, tương đương 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, dư luận lại được phen đồn đoán khi bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, vợ ông Hùng Anh, đăng ký mua vào 16 triệu cổ phiếu MSN. Nói theo cách khác, tài sản đã được chuyển từ ông Hùng Anh sang vợ.

Dù “trắng tay” tại Masan nhưng tên tuổi ông Hồ Hùng Anh vẫn gắn liền với ông lớn ngành hàng tiêu dùng này vì tại đây, ông nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Nhưng Masan không phải là tất cả với ông Hồ Hùng Anh. Ngoài Masan, vị đại gia sinh năm 1970 này còn giữ vai trò rất quan trọng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Tại Techcombank, ông Hồ Hùng Anh bắt đầu từ vị trí thành viên HĐQT trong năm 2004. Tới tháng 9/2006, ông trở thành Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank. Và tới tháng 5/2008, ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Như vậy, đã tròn 10 năm kể từ khi ông ngồi ở vị trí cao nhất Techcombank.

Ông Nguyễn Cảnh Sơn cũng có bước đi tương tự ông Hồ Hùng Anh. Cả 2 vị tỷ phú này đều không có xuất phát điểm từ ngân hàng. Nếu ông Hồ Hùng Anh là kỹ sư điện tử thì ông Nguyễn Cảnh Sơn là kỹ sư xây dựng. Ông Nguyễn Cảnh Sơn phát triển sự nghiệp theo ngành liên quan đến bằng cấp của mình. Đó là xây dựng thương hiệu EuroWindow.

Dù là sếp lớn của hàng loạt công ty như Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Tổ hợp Thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa, Công ty CP Đầu tư Trung tâm Thương mại Hà Nội - Mátxcơva (Incentra), Tập đoàn T&M Trans… thì tên tuổi ông Sơn vẫn gắn liền với Eurowindow.

Mặc dù có trong tay hàng loạt doanh nghiệp lớn và không được đào tạo về ngân hàng nhưng ông Sơn vẫn rất mặn mà với ngành này. Vì vậy, ông Sơn chọn Techcombank làm điểm đến cho bước dấn thân mới của mình. Tháng 9/2009, ông Sơn trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank.

eurowindow-river-park-dong-tru-02
Techcombank tài trợ cho dự án Eurowindow River Park.

Mối quan hệ nợ - vay

Không phải vô cớ ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Cảnh Sơn đặt chân được vào Techcombank. Cả 2 doanh nhân này trở thành đại gia ngân hàng khi bản thân họ và các công ty của họ (Masan và Eurowindow) đầu tư vào Techcombank.

Sau nhiều lần thay đổi tỷ lệ sở hữu, hiện tại, Masan đang là cổ đông lớn nhất tại Techcombank khi nắm giữ 15% vốn tại ngân hàng này. Eurowindow Holding khiêm tốn hơn khi chỉ sở hữu 0,03% vốn.

Con số ở thời điểm hiện tại không nói lên nhiều vai trò của Eurowindow Holding tại Techcombank. Trước đây, Eurowindow Holding là cổ đông lớn của Techcombank. Trước khi TCB chào sàn chứng khoán, công ty riêng của ông Nguyễn Cảnh Sơn mới giảm tỷ lệ từ 2,8% xuống 0,03% sau khi bán 32,3 triệu cổ phiếu TCB.

Sau khi Eurowindow Holding thoái gần hết vốn tại Techcombank, các công ty của ông Sơn vẫn duy trì quan hệ với ngân hàng này. Công ty CP Eurofinance, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ cao và bản thân Eurowindow Holding vẫn đang sở hữu 46.014, 125.290 và 386.445 cổ phiếu TCB.

Các doanh nghiệp cũng nhận được lợi ích từ Techcombank. Techcombank đang là ngân hàng độc quyền tham gia hỗ trợ vay vốn cho dự án nhà ở xã hội Eurowindow River Park và còn là ngân hàng bảo lãnh cho dự án này. Công ty TNHH Thăng Long thuộc Eurowindow Holding là chủ đầu tư dự án Eurowindow River Park.

Techcombank cũng trực tiếp cho Eurowindow vay vốn. Tùy từng thời điểm, khoản vay có biến động khác nhau. Cuối quý 3/2016, Eurowindow vay 348 tỷ đồng từ Techcombank, tăng mạnh so với con số 171 tỷ đồng hồi cuối năm 2015.

Masan nhận được rất nhiều lợi ích từ Techcombank. Ngoài việc đạt lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu TCB, Masan còn được Techcombank tài trợ mô hình tài chính chuỗi cung ứng cho Masan Consumer.

Techcombank cung cấp nguồn vốn cho các đại lý, nhà phân phối hàng hóa của Masan. Ngoài ra, Techcombank cũng tài trợ cho Masan những khoản vay khổng lồ. Đã có thời điểm Techcombank dành cho Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo - công ty con của Masan vay tới 1.888 tỷ đồng, bằng 21,5% vốn cổ phần của ngân hàng.

Ngoài khoản vay của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo trong 9 tháng đầu năm 2016, Techcombank đã giải ngân 1.929 tỷ đồng cho Masan. Con số này cùng kỳ 2015 là 2.442 tỷ đồng.

nguyen-canh-son
Ông Nguyễn Cảnh Sơn kết nối Techcombank với Eurowindow

Tạo thanh khoản

Với việc nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn tại Techcombank, quyền lực của ông Nguyễn Cảnh Sơn và ông Hồ Hùng Anh còn nằm ở chỗ cả hai vị đại gia đều có khả năng… tạo thanh khoản cho cổ phiếu ngân hàng. Quyền lực này càng lớn khi TCB chuẩn bị chào sàn trong ngày 4/6.

Trong quá trình Techcombank chuẩn bị cho TCB trở thành bom tấn của năm, thị trường chứng khoán liên tục “dậy sóng” vì những đợt mua bán cổ phiếu TCB trị giá lên tới chục ngàn tỷ đồng. Điều đáng nói, đa số các giao dịch đều liên quan đến ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Cảnh Sơn.

Mới đây, hồi tháng 5/2018, gia đình vị chủ tịch Techcombank đã nhận chuyển nhượng hơn 146 triệu cổ phiếu TCB với giá trị thị trường lên đến gần 16.800 tỷ đồng.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ của ông Hùng Anh đăng ký nhận chuyển nhượng gần 57,96 triệu cổ phiếu. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, vợ ông Hồ Hùng Anh, đăng ký nhận chuyển nhượng hơn 58 triệu cổ phiếu TCB. Ông Hồ Anh Minh, con trai của ông Hùng Anh, cũng nhận chuyển nhượng gần 30,2 triệu cổ phiếu TCB.

Tương tự gia đình ông Nguyễn Cảnh Sơn cũng “vét” cổ phiếu TCB. Trong tháng 5, bà Nguyễn Phương Hoa, vợ ông Nguyễn Cảnh Sơn đăng ký chuyển nhượng 15 triệu cổ phiếu TCB. Trước đó, ngày 19/4, bà Hoa đã nhận chuyển nhượng 15 triệu cổ phiếu TCB thông qua giao dịch thỏa thuận.

Việc mua bán cổ phiếu TCB liên tục diễn ra. Tới đầu tháng 5, bà Nguyễn Phương Hoa đã nhận chuyển nhượng hơn 25 triệu cổ phiếu TCB. Ông Nguyễn Cảnh Sơn Tùng, con trai ông Sơn, nhận chuyển nhượng 7 triệu cổ phiếu TCB. Trong cùng thời điểm, Eurowindow thông báo đã hoàn tất việc bán/chuyển nhượng hơn 32 triệu cổ phiếu TCB vào ngày 9/5.

Như vậy tổng số cổ phiếu gia đình ông Sơn nhận chuyển nhượng vừa đúng số lượng Eurowindow thoái khỏi Techcombank. Không loại trừ khả năng, số cổ phiếu TCB mà người nhà ông Sơn nhận được là từ Eurowindow. Do đó, có thể hình dung đây là hình thức chuyển từ tay trái sang tay phải.

 Vy Vy

_NTD_So 437-438_8-9
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.