Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/09/2020, 09:36 AM

Tập đoàn PAN chào mua công khai cổ phiếu VFG

(CL&CS) - Tập đoàn PAN vừa thông qua kế hoạch chào mua 4.813.780 cổ phiếu VFG của CTCP Khử trùng Việt Nam để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 41,26% lên 56,25%.

VFG
CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC) đang chiếm 7-8% doanh số thị phần nông dược Việt Nam

HĐQT CTCP Tập đoàn PAN vừa thông qua phương án chào mua công khai cổ phiếu VFG của CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC). Theo đó, Tập đoàn PAN đang sở hữu 13.239.061 cổ phiếu VFG, tương đương 41,26% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VFC.

Nhằm nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư lâu dài, Tập đoàn PAN dự kiến chào mua 4.813.780 cổ phiếu VFG, tương đương 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VFC. Nếu đợt chào mua này thành công, Tập đoàn PAN sẽ sở hữu 18.052.841 cổ phiếu VFC, tương đương 56,25% vốn điều lệ của VFC.

Mức giá chào mua cổ phiếu VFG không thấp hơn bình quân giá tham chiếu cổ phiếu này do HOSE công bố trong thời gian 60 ngày liền trước ngày gửi bản đăng ký chào mua. Thời điểm chào mua được thực hiện sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chào mua và công ty đã công bố thông tin theo quy định. Thời gian thực hiện việc chào mua từ 30 - 60 ngày chào mua chính thức. Được biết, CTCP Chứng khoán SSI làm đại lý thực hiện chào mua.

Đóng cửa ngày 1/9, cổ phiếu VFG đạt 45.950 đồng/cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu VFG đứng yên trong thời gian tới, Tập đoàn PAN cần chi 212 tỷ đồng để sở hữu thêm 15% cổ phần nói trên.

Tiền thân của VFC là đội khử trùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cổ phần mảng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vào năm 1999 và cổ phần bộ phận khử trùng vào năm 2001. Lúc đó, vốn điều lệ của công ty đạt 28,6 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 15,3%. VFC đưa cổ phiếu lên sàn HOSE với phiên giao dịch đầu tiên vào 17/12/2009, giá đóng cửa trong phiên giao dịch đầu tiền đạt 68.000 đồng/cổ phiếu. Trong gần 11 năm qua, cổ phiếu VFG tăng hơn 300%.

Hiện nay, doanh số của VFC trong lĩnh vực nông dược chiếm 7-8% thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực khử trùng, công ty luôn giữ vị thế số 1 trong ngành và chiếm khoảng 60% thị phần tùy từng mặt hàng. Ngoài ra, công ty còn tham gia dịch vụ kiểm soát dịch hại và cho thuê văn phòng tại tòa nhà VFC Tower - trụ sở công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, VFC đạt 840 tỷ đồng doanh thu thuần và 61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, giảm lần lượt 20% và 18% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, VFC hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và 46,8% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của năm 2020.

Thông qua kế hoạch M&A, Tập đoàn PAN đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp trên sàn như: 80,5% vốn cổ phần của CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF), 80,04% CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC), 78,3% CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (ABT), 64,45% CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), 50,07% CTCP Bibica và thông qua NSC sở hữu 96,41% CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC).

 Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.