Sức cầu còn yếu, lạm phát chỉ tăng ở mức 2%-3%
(CL&CS) - Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống, PGS. TS. Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng việc kiểm soát lạm phát ở mức Quốc hội cho phép là hoàn toàn khả thi.
Kết thúc năm 2021, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020. Diễn biến giá cả năm 2021 theo ông có điểm gì đáng chú ý và khác với những năm trước đây?
CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021).
Trong đó: có 5 tháng giảm là tháng 3, tháng 4, tháng 9,tháng 10 và 12; và có tháng 7 tăng là các tháng 1, tháng 2, tháng 5,tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng 11/2021.
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với tháng 12/2020.
Là một nền kinh tế mở, nhập khẩu nhiều, Việt Nam luôn chịu tác động từ lạm phát thế giới. Nhưng trong năm 2021 vừa qua, đặc biệt ở những tháng cuối năm, lạm phát thế giới tăng cao, nhưng lạm phát trong nước vẫn ở mức thấp, do đâu, thưa ông?
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI có 5 nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021 sau:
Thứ nhất: Do ảnh hưởng của dịch Covid đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ 4, chúng ta thực hiện giãn cách xã hội làm cho sức mua yếu nên giá một số mặt hàng giảm như: Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,54% so với năm trước;...
Thứ hai: Giá lợn hơi giảm do dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế nguồn cung khá dồi dào; Giá lợn hơi bình quân năm 2021 ở mức 45.000 -65.000 VND/kg (giảm 24,57% so giá bình quân năm 2020).
Thứ ba: Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá vé máy bay giảm 21,15% so với năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,32%;
Thứ tư: Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như giảm, miễn giá điện cho các người dân tại các địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng CP.
Thứ năm: Chính phủ và các Bộ, ngành đã chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường.v.v.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, CPI sẽ tăng dần vào các tháng cuối năm. Vậy lạm phát năm 2022 này sẽ đi tới đâu, theo ông?
Chúng tôi dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 2,5% (+/- 0,5%) tức là từ 2 % đến 3%. Như vậy việc kiểm soát lạm phát dưới chỉ tiêu Quốc Hội đề ra là hoàn toàn khả thi.
Đâu là những căn cứ để ông đưa ra dự báo lạc quan đó trong khi lạm phát thế giới vẫn được dự báo còn tiếp tục tăng, ít nhất là cho đến tháng 6 năm nay?
Trước hết, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đặc biệt là biển chủng mới (Omicron); chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc.
Thứ hai, trên thế giới thời gian vừa qua hầu hết giá cả các loại hàng hóa đều đạt đỉnh trong nhiều năm trở lại đây và cũng đã tạo áp lực đối với hàng hóa Việt Nam, nhưng tôi cho rằng áp lực không quá lớn, vì: sức cầu trong nước vẫn còn yếu, do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh...dù giá có giảm nhưng người dân vẫn chưa có thể đi du lịch, cũng không đi ăn ở nhà hàng, khách sạn nhiều được do dịch bệnh phức tạp ở một số tỉnh thành; doanh số bán lẻ hàng hóa giảm..
Thứ ba, giá xăng dầu cũng sẽ ổn định từ 65 đến 80 USD/thùng vì nếu giá dầu tăng mạnh thì Mỹ sẽ tăng nguồn cung dầu đá phiến và chiếm thị phần dầu của các nước OPEC và OPEC +, lúc đó OPEC và OPEC+ sẽ tăng nguồn cung và giá dầu sẽ giảm.
Thứ tư, dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đang được khống chế khá tốt và đàn lợn nuôi được khôi phục cho thấy nguồn cung lợn hơi khá dồi dào, giá lợn hơi đã giảm mạnh so với tháng 12/2020 và cũng sẽ ổn định ở mức giá 45- 60 nghìn đồng/kg từ nay đến cuối năm 20202.
Thứ năm, cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt với mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra.v.v.
Ông có thể dự báo về giá cả và lạm phát trong trung hạn? Áp lực lạm phát đang khá lớn. Vậy dự báo cho giai đoạn 2022-2025, chúng ta có giữ được mức lạm dưới 4% như mục tiêu Quốc Hội đề ra hay không?
Áp lực lạm phát cho những năm tới là có nhưng không quá lớn. Bên cạnh việc chịu tác động từ giá thế giới, thì việc thực hiện tiếp lộ trình điều chỉnh giá với các mặt hàng do Nhà nước quản lý là giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện cũng tác động tới chỉ số giá. Nhưng quá trình điều chỉnh những mặt hàng này đã thực hiện từ năm 2012 và đến nay đã ở giai đoạn cuối nên việc có điều chỉnh tăng giá thì giá những mặt hàng này trong thời gian tới khả năng cũng sẽ không có đột biến.
Về giá đầu vào như giá dầu, giá các nguyên vật liệu, đang có xu hướng chững lại vì khi kinh tế thế giới phục hồi, các chuỗi cung ứng được nối lại, nguồn cung sẽ gia tăng. Hơn nữa, trong giai đoạn tới, các NHTW trên thế giới có thể thắt chặt tiền tệ, nên các hoạt đồng đầu cơ giá lên sẽ hạn chế. Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC nhiều khả năng sẽ tăng nguồn cung để kiềm chế dầu đá phiến. Bởi vậy, nhiều khả năng trong thời gian tới giá dầu sẽ dao động trong khoảng 60-80 USD/thùng.
Với những phân tích đó cho thấy dù áp lực lạm phát cho giai đoạn 2022- 2025 là có nhưng không quá lớn về cơ bản, lạm phát hoàn toàn có thể được kiểm soát ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc Hội đề ra.
Cảm ơn ông.
Linh Đan
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.