Thứ tư, 27/03/2024, 11:39 AM

Siêu đập thủy điện 5 tỷ USD chắn ngang dòng sông dài nhất thế giới, được xây từ 10 triệu m3 bê tông đầm lăn, là công trình kỳ vĩ gây nhiều tranh cãi gay gắt

Con đập sẽ có khả năng xử lý lũ với 19.370m3 mỗi giây và giúp giảm phù sa lên đến 100 triệu m3.

Đập Grand Ethiopian Renaissance (GERD - Đại Phục Hưng Ethiopia) được Ethiopia ( Châu Phi) xây dựng trên thượng nguồn sông Nile từ năm 2010. Được biết, sông Nile thuộc địa phận Châu Phi, có độ dài lên tới hơn 6.600km, đi qua hai nhánh chính xích đạo Đông Phi và Ethiopia, chảy ngang qua Ai Cập rồi cuối cùng đổ ra biển Địa Trung Hải.

Tính tới thời điểm hiện tại, nó được ghi nhận là con sông dài nhất thế giới và sông Nile cũng là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại - nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Là một phần của lịch sử, trải qua chiều dài hàng nghìn năm, sông Nile hiện nay vẫn là

Là một phần của lịch sử, trải qua chiều dài hàng nghìn năm, sông Nile hiện nay vẫn là "nhân chứng sống" cho sự phát triển của loài người

Thông tin trên tờ Masrawy cho biết, đập Grand Ethiopian Renaissance xây dựng trên thượng nguồn sông Nile có đập chính cao 145m, dài 1,7km, đập phụ dài 4,8km, cao 45m. Hồ chứa phía sau nó dự kiến chứa khoảng 74 tỷ m3 nước. 

Đập được xây từ 10 triệu m3 bê tông đầm lăn (RCC), bao gồm hai nhà máy điện, ba đập tràn và một đập phụ. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ sản xuất hơn 5.000MW điện, hơn gấp đôi sản lượng hiện tại của Ethiopia và sẽ có khả năng xử lý lũ với 19.370m3 mỗi giây và giúp giảm phù sa lên đến 100 triệu m3. Chính quyền Ethiopia hy vọng con đập có thể vực dậy nền kinh tế nơi này.

Từ tháng 2/2022, công trình này đã bắt đầu khởi động các turbine trong giai đoạn sản xuất điện đầu tiên

Từ tháng 2/2022, công trình này đã bắt đầu khởi động các turbine trong giai đoạn sản xuất điện đầu tiên

Công trình này trị giá gần 5 tỷ USD và là đập thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, suốt từ lúc khởi công cho đến nay dự án này đã trở thành tâm điểm tranh cãi ngày càng gay gắt giữa các nước trong lưu vực.

Theo AFP, Ai Cập và Sudan coi dự án này là mối đe dọa đến an ninh nguồn nước, khi hơn 100 triệu dân Ai Cập phụ thuộc lớn vào nước ở hạ lưu sông Nile.

Ethiopia cho rằng dự án đập Đại Phục Hưng không ảnh hưởng đến nguồn nước, trong khi phía Ai Cập lo ngại lượng nước sẽ chảy chậm do cần thời gian để lấp đầy hồ chứa. Năm 2010, ngoại trừ Ai Cập và Sudan, các nước ở lưu vực sông Nile đã ký thỏa thuận khung hợp tác, cho phép xây dựng. 

Dự án này dự kiến sản xuất hơn 5.000 MW điện, tăng hơn gấp đôi sản lượng điện của Ethiopia

Dự án này dự kiến sản xuất hơn 5.000 MW điện, tăng hơn gấp đôi sản lượng điện của Ethiopia

Được biết, vào ngày 21/2/2022, thủ tướng Abiy Ahmed đã chính thức khánh thành siêu dự án này.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Cập nhật tiến độ hầm xuyên núi duy nhất thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam tại Hà Tĩnh

Cập nhật tiến độ hầm xuyên núi duy nhất thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam tại Hà Tĩnh

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:28

Khi hoàn thành, dự án sẽ là một trong những điểm nhấn trên đoạn cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh.

Giá đất nền ở ngoại thành Hà Nội tăng phi mã, có nơi vượt mốc 100 triệu đồng/m2

Giá đất nền ở ngoại thành Hà Nội tăng phi mã, có nơi vượt mốc 100 triệu đồng/m2

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 09:58

Dù nằm ở vùng ven Hà Nội nhưng do hạ tầng quy hoạch, giao thông ngày càng hoàn thiện, nhiều khu đô thị “mọc lên” nên kéo theo bất động sản tăng giá.

Địa phương vừa được lên thị xã lại có kế hoạch lên thành phố cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô

Địa phương vừa được lên thị xã lại có kế hoạch lên thành phố cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:16

Địa phương này có 4 tuyến đường trọng điểm quốc gia đi qua, mới được công nhận thị xã vào đầu tháng 2 năm nay.