Dữ liệu cũ
Thứ năm, 12/12/2013, 11:00 AM

Sếp doanh nghiệp Nhà nước sẽ mất chức nếu không quản lý nợ

Từ 1/2/2014, doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải xây dựng quy chế quản lý nợ. Trong trường hợp không xây dựng, lãnh đạo sẽ bị cắt 20% lương hàng tháng hoặc miễn nhiệm.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Nhà nước nợ lớn, lâm vào cảnh mất khả năng thanh toán gây nguy cơ thất thoát vốn Nhà nước, Thủ tướng mới đây đã ký ban hành Nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý nợ để theo dõi kịp thời tiến độ thu hồi và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.

Trong trường hợp không ban hành đúng hạn quy chế quản lý nợ, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ bị coi là chưa hoàn thành nhiệm vụ, không được trích quỹ thưởng viên chức quản lý và chỉ được hưởng 80% lương hàng tháng. Trường hợp quá chậm, bị đôn đốc hơn một  lần mà chưa ban hành thì sẽ bị miễn nhiệm.

Về xử lý các khoản nợ khó đòi, Nghị định cho biết trước hết doanh nghiệp phải trích lập dự phòng, tìm biện pháp xử lý thu hồi nợ nhưng cũng phải tính đến chia sẻ khó khăn với khách nợ thông qua các hình thức khoanh, giãn, xóa và mua bán nợ. Với trường hợp vượt quá khả năng, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Định kỳ 6 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ.

Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được sẽ bị kỷ luật. Trường hợp dẫn đến làm thất thoát vốn Nhà nước, lãnh đạo và người có liên quan sẽ phải đền bù, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có quyền bán nợ trên cơ sở tham khảo giá của tổ chức định giá, giá thị trường và phải lập phương án bán nợ, nhưng không được để thất thoát vốn Nhà nước. Trường hợp bán nợ dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, giải thể, phá sản thì lãnh đạo và người liên quan trực tiếp phải bồi thường và bị xử lý theo pháp luật.

Về phía doanh nghiệp đi vay, các đơn vị này phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần. Khi có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư các dự án quan trọng, doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể, xác định rõ kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền… và chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án. Doanh nghiệp cũng chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi sau khi thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả.

Nghị định có hiệu lực từ 1/2/2014.

Phương Linh

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.