Thứ tư, 25/09/2024, 15:20 PM

Sẽ đánh thuế đối với người sở hữu nhiều nhà, đất nhằm đầu cơ?

Đây là đề xuất của Bộ Xây dựng liên quan đến nguyên nhân thị trường bất động sản tăng giá.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã gửi báo cáo lên Văn phòng Chính phủ, trình bày về các nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao.

Trong báo cáo, Bộ cho biết sẽ nghiên cứu và đề xuất chính sách thuế đối với những người sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngắn hạn để kiếm lời. Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn về chính sách thuế đối với những căn nhà thứ hai hoặc những lô đất bị bỏ hoang, không sử dụng. Đề xuất này xuất phát từ thực trạng giá nhà đất tăng mạnh từ đầu năm đến nay.

Trong các văn bản gửi tới địa phương trước đó, Bộ Xây dựng đã chỉ ra rằng một số phiên đấu giá đất tại các huyện ngoại thành có mức trúng giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và gây ra những biến động không lành mạnh trên thị trường bất động sản.

Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế đối với người sở hữu nhiều nhà, đất nhằm đầu cơ

Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế đối với người sở hữu nhiều nhà, đất nhằm đầu cơ

Tại TP. Hà Nội, giá bán chung cư và nhà riêng lẻ ở các khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… cũng đã tăng mạnh, vượt xa mức bình thường so với nhu cầu của người dân.

Theo báo cáo quý II của Bộ Xây dựng, giá chung cư đã tăng từ 5-6,5% so với quý đầu năm, với một số dự án cũ ghi nhận mức tăng đột biến từ 28-33%. Một số khu tái định cư thậm chí cũng đã tăng giá tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án căn hộ mới mở bán ở Hà Nội hiện có giá từ 55 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, đợt tăng giá này chỉ diễn ra trong ngắn hạn và đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại vào cuối quý II. Lượng giao dịch chung cư và nhà riêng đã giảm khoảng 30% so với đầu năm, do giá quá cao và người mua có xu hướng chờ đợi diễn biến mới của thị trường.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng nhận định rằng việc giá nhà tăng cao có phần do một số chủ đầu tư, nhà đầu cơ và môi giới bất động sản gây ra. Tại nhiều phiên đấu giá đất với giá trúng lên đến hàng trăm triệu đồng/m2, nhiều nhóm đầu tư tham gia đấu giá rồi bán ngay để kiếm lời. Sau khi có kết quả đấu giá, các môi giới sẵn sàng mua đi bán lại lô đất với mức chênh lệch từ 200-500 triệu đồng, tạo ra hiện tượng đẩy giá đất và nhà ở tại các khu vực xung quanh.

Tại các dự án bất động sản, giá nhà cũng bị đội lên do một số sàn giao dịch và môi giới tăng "tiền chênh". Chi phí hoa hồng mà các chủ đầu tư trả cho sàn giao dịch thường chiếm khoảng 3% giá bán, nhưng môi giới thường tính thêm từ 5-20% tùy thuộc vào sức nóng của thị trường.

Một ví dụ điển hình là tại dự án thấp tầng ở Hưng Yên, khi thị trường sôi động, ngoài mức giá 7-8 tỷ đồng của chủ đầu tư, người mua còn phải trả thêm khoảng 750 triệu đồng tiền chênh. Tuy nhiên, khi thị trường hạ nhiệt, khoản chênh lệch này đã giảm còn khoảng 250 triệu đồng.

Giao dịch nhà ở thứ cấp cũng bị đẩy giá do các hoạt động môi giới. Một căn chung cư có giá khoảng 5 tỷ đồng, môi giới có thể "gửi giá" thêm 200-300 triệu đồng, tương đương 5%. Tương tự, với căn liền kề có giá khoảng 10 tỷ, mức chênh lệch có thể lên tới 500 triệu đồng.

Khi thị trường sôi động, nhiều môi giới còn sử dụng chiêu đặt cọc trước một phần giá trị nhà hoặc đất, sau đó tăng giá 10-15% để bán lại kiếm lời. Ví dụ, với một căn chung cư giá 5 tỷ đồng, môi giới có thể chỉ cần đặt cọc 1 tỷ đồng và trong thời gian chờ thanh toán, họ sẽ tìm cách bán lại với giá 6-7 tỷ đồng.

Một số chủ đầu tư cũng góp phần đẩy giá nhà lên bằng cách chào bán với mức giá cao hơn giá trị trung bình của các dự án. Ở những khu vực chỉ có vài dự án mở bán, các chủ đầu tư thường lợi dụng tình trạng thiếu cạnh tranh để tăng giá, thu lợi nhuận cao hơn.

Bộ Xây dựng kết luận rằng các hoạt động đầu cơ, môi giới và hành vi của một số chủ đầu tư chính là một phần nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao trong thời gian qua.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên các giải pháp đánh thuế đối với nhà thứ hai được đề xuất nhằm kiểm soát giá nhà.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng đã từng kiến nghị áp dụng thuế bất động sản đối với hai nhóm đối tượng: người mua căn nhà thứ hai trở lên và chủ sở hữu dự án bỏ hoang. Mức thuế sẽ tăng dần với những giao dịch mà người bán có thời gian sở hữu ngắn.

Tháng 8/2023, cử tri TP. HCM tiếp tục đề xuất đánh thuế đối với nhà thứ hai và tăng thuế đối với những lô đất bỏ hoang. Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu để xây dựng dự thảo Luật Thuế Bất động sản, dự kiến bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2024. Tuy nhiên, các đề xuất này hiện vẫn chỉ dừng ở mức dự kiến.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.