Thứ tư, 07/08/2024, 10:50 AM

Quy định của Bộ Y tế về chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, người dân cần biết

Bộ Y tế đã giải thích về trình tự chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề.

Bộ Y tế đã quy định rõ về trình tự chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề. Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, quy trình chuyển tuyến được thực hiện như sau:

Tuyến 4 (tuyến xã) chuyển lên tuyến 3 (tuyến huyện).

Tuyến 3 chuyển lên tuyến 2 (tuyến tỉnh).

Tuyến 2 chuyển lên tuyến 1 (tuyến Trung ương).

Vì vậy, nếu người lao động đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại trạm y tế phường (tuyến 4), để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế tại bệnh viện Trung ương (tuyến 1), cần có giấy chuyển viện theo trình tự nêu trên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các tuyến được phân loại như sau:

Tuyến 1: Tuyến Trung ương, bao gồm các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuyến 2: Tuyến tỉnh, bao gồm các bệnh viện hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I và hạng II thuộc Sở Y tế.

Tuyến 3: Tuyến huyện, gồm các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, và phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

Tuyến 4: Tuyến xã, phường, thị trấn, bao gồm trạm y tế xã, trạm xá, và phòng khám bác sĩ gia đình.

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, nếu người bệnh tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương và thực hiện đầy đủ thủ tục (xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh), thì sẽ được hưởng bảo hiểm y tế trong phạm vi quy định. Cụ thể, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú và mức hưởng ghi trên thẻ của người lao động; không được quỹ thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

Đối với trường hợp đúng tuyến (đi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký thẻ bảo hiểm y tế ban đầu), nếu người lao động xuất trình đầy đủ thủ tục và thực hiện chuyển tuyến đúng quy định sẽ được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các dịch vụ cần thiết để chẩn đoán và kê đơn thuốc. Đơn thuốc bao gồm các thuốc trong phạm vi chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ được bệnh viện cấp sau khi hoàn thành quy trình khám bệnh. Người lao động không được tự đi khám rồi mang đơn thuốc đến nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để được cấp thuốc theo chế độ bảo hiểm y tế.

Trong trường hợp người lao động được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị, sau đó được chuyển về trạm y tế xã để quản lý, theo dõi và cấp phát thuốc, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ bảo hiểm y tế.

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.