Quốc hội thống nhất đổi tên gọi "Kỳ họp bất thường" thành "Kỳ họp không thường lệ"
(CL&CS) - Liên quan đến tên gọi kỳ họp Quốc hội, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc đề nghị tên gọi khác phù hợp hơn "Kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ; kỳ họp không thường lệ được tổ chức khi cần xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội chiều ngày 17/2. (Ảnh: QH)
Chiều ngày 17/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội thông qua.
Liên quan đến tên kỳ họp, trình bày Báo cáo tóm tắt Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thay cụm từ “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 90 thành “Quốc hội họp không thường lệ” hoặc Quốc hội có kỳ họp chuyên đề.
Về nội dung này, ông Hoàng Thanh Tùng thông tin, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp.
Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.
Giải trình thêm các ý kiến khác của đại biểu Quốc hội, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành quy định tại Điều 5 nhằm phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Một số ý kiến tuy tán thành nhưng đề nghị chuyển sang quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu Luật Tổ chức Quốc hội phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp. Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.
Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.
Với tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
- ▪Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội
- ▪Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Truyền cảm hứng mạnh mẽ để đoàn viên, công nhân phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- ▪10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024
- ▪Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Bình luận
Nổi bật
Quốc hội thống nhất đổi tên gọi 'Kỳ họp bất thường' thành 'Kỳ họp không thường lệ'
sự kiện🞄Thứ tư, 19/02/2025, 08:36
(CL&CS) - Liên quan đến tên gọi kỳ họp Quốc hội, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc đề nghị tên gọi khác phù hợp hơn "Kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ; kỳ họp không thường lệ được tổ chức khi cần xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách.
Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội
sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 14:05
Sáng nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sau khi biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành họp riêng về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); công tác nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Truyền cảm hứng mạnh mẽ để đoàn viên, công nhân phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 17/02/2025, 08:10
Tối nay, 16.2, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đầu tiên biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, các đồng chí được biểu dương tiếp tục truyền cảm hứng mạnh mẽ để đoàn viên, công nhân phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.