Chủ nhật, 30/06/2024, 23:54 PM

Quận có hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch với thế đất 'long phượng'

Được mệnh danh là "mảnh đất rồng thiêng hội tụ", vùng đất này sở hữu thế đất "long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy".

Vùng trầm tích văn hóa

Tọa lạc tại phía Tây Bắc Thủ đô, quận Tây Hồ được thành lập vào ngày 27/12/1995. Tiền thân của quận là 3 phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La của huyện Từ Liêm (cũ).

Nơi đây từ lâu đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm thức người dân Hà Nội bởi những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc. Được mệnh danh là "mảnh đất rồng thiêng hội tụ", Tây Hồ sở hữu thế đất "long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy" - một vị trí địa lý vô cùng quý giá.

Một góc quận Tây Hồ nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Một góc quận Tây Hồ nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Trải qua nhiều thế kỷ, Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú với  71 di tích lịch sử văn hóa, 42 di tích đã được xếp hạng (như đền Đồng Cổ, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ,..) cùng với đó là những làng nghề truyền thống cổ xưa như: Nghề trồng hoa, quất cảnh (Quảng Bá, Tứ Liên), nghề trồng đào truyền thống (Nhật Tân), nghề làm hương (Yên Phụ), nghề làm mứt kẹo (Xuân Đỉnh)..., thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ. 

Khác với nhiều khu vực phát triển nghề truyền thống tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, các làng nghề ven hồ Tây lại mang đến vẻ đẹp thơ mộng cho nơi đây. Nổi bật là các làng hoa, cây cảnh như Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá,... tạo nên bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu.

Đến với Tây Hồ, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác yên bình khi tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ Tây. Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía Đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên - tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, phần còn lại được bao quanh bởi đất liền. 

Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng hay sắc đỏ của những cánh phượng mỗi độ hè về. Với vẻ đẹp lãng mạn, hồ Tây còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tạo nên những áng văn chương cùng những tình khúc đầy trữ tình, thi vị.

Thung lũng hoa Hồ Tây - một trong những địa danh hút khách của quận Tây Hồ. Ảnh: Internet

Thung lũng hoa Hồ Tây - một trong những địa danh hút khách của quận Tây Hồ. Ảnh: Internet

Dưới màu non xanh nước biếc của Hồ Tây, Phủ Tây Hồ xuất hiện từ thời Lê – Trịnh, nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng linh thiêng, được coi như là một trong những “cái nôi” khởi nguồn Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bên cạnh bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, Tây Hồ còn sở hữu nhiều khu vực có cảnh quan sinh thái tươi đẹp như hồ Trúc Bạch, Bãi đá sông Hồng, các đầm sen tại phường Nhật Tân và Quảng Bá...

Hồ Tây không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng mà còn sở hữu một vùng văn hóa riêng biệt, là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ người Hà Nội và du khách trong và ngoài nước. Nơi đây thu hút du khách bởi những lễ hội truyền thống độc đáo diễn ra chủ yếu vào mùa xuân tại các làng ven hồ.

Mỗi lễ hội mang một sắc thái riêng biệt, thể hiện qua các nghi thức thờ cúng, lễ tiết, không gian văn hóa và các hoạt động diễn xướng đặc trưng. Bên cạnh giá trị tâm linh, các lễ hội ở Hồ Tây còn ẩn chứa triết lý phồn thực, biểu dương sự giao duyên, gắn kết con người với thiên nhiên và mong cầu cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

Ứng dụng công nghệ số để phát triển

Trong bối cảnh TP Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, quận Tây Hồ đang tập trung triển khai xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo. Đây là nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, đồng thời cũng là phương thức để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Tây Hồ nhằm đưa Tây Hồ trở thành “trung tâm văn hóa, du lịch” của Hà Nội trong thời gian tới đây.

Chia sẻ với báo Pháp luật Việt Nam, bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chia sẻ, trong năm 2024, để đưa Tây Hồ trở thành “trung tâm văn hóa, du lịch” của Hà Nội, quận Tây Hồ sẽ tập trung một số nội dung trong các hoạt động quản lý và phát triển văn hóa như: thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích, lễ hội, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án trong lĩnh vực văn hóa du lịch như: Đề án “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi”; Đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây”; Đề án “Phát triển làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch”; nghiên cứu đầu tư tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa điểm nhấn, đặc trưng của Tây Hồ, gắn với hồ Tây, với các di tích lịch sử - văn hóa xung quanh hồ Tây.

Màn trình diễn drone tại

Màn trình diễn drone tại "Sắc hương Tây Hồ". Ảnh: Hà Nội mới

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ tiếp tục phấn đấu nhằm kết nối, tổ chức các tour du lịch văn hóa khám phá truyền thống văn hóa lịch sử địa phương. Đồng thời, tiếp tục đổi mới sáng tạo trong tổ chức hoạt động của Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ - phố đi bộ Trịnh Công Sơn, với sự tham gia tích cực của người dân, kết hợp với các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Song song với việc phát triển các không gian văn hóa sáng tạo độc đáo, quận Tây Hồ còn chú trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương thông qua các dự án gắn liền di tích lịch sử. Điển hình là không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề làm giấy dó truyền thống làng Yên Thái kết hợp tham quan di tích đình Trích Sài, hay không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng gắn với di tích đình Phú Gia.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Tây Hồ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô, quận đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển các không gian văn hóa sáng tạo. Đồng thời, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.

Với chiến lược phát triển bài bản, Tây Hồ đang từng bước khơi dậy tiềm năng văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghìn năm văn hiến của dân tộc.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Quận có hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch với thế đất 'long phượng'

Quận có hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch với thế đất 'long phượng'

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 23:54

Được mệnh danh là "mảnh đất rồng thiêng hội tụ", vùng đất này sở hữu thế đất "long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy".

'Tiểu Paris' Việt Nam sẽ là đô thị của ngành 'công nghiệp không khói' gắn với kinh tế ban đêm

'Tiểu Paris' Việt Nam sẽ là đô thị của ngành 'công nghiệp không khói' gắn với kinh tế ban đêm

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 23:35

Vùng đất này là 1 trong 11 trung tâm phát triển du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội trên cả nước.

Người Việt Nam lập câu lạc bộ ‘Người giàu’ ở Hàn Quốc, được khen ngợi 'điểm sáng, điểm mới'

Người Việt Nam lập câu lạc bộ ‘Người giàu’ ở Hàn Quốc, được khen ngợi 'điểm sáng, điểm mới'

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 22:52

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là mô hình rất hay và cần nhân rộng, vì phải có khát vọng làm giàu chính đáng.