Chủ nhật, 30/06/2024, 15:23 PM

Điểm mặt 4 nút giao 13.400 tỷ đảm nhận trọng trách 'cứu nguy' cho cửa ngõ TP. HCM

TP. HCM hiện đang tập trung toàn lực triển khai 4 nút giao kết nối các tuyến cao tốc nhằm 'giải cứu' cho cửa ngõ của thành phố, rút ngắn thời gian di chuyển của người dân.

Được xem là một trong những thành phố đông dân và phát triển vượt bậc ở Việt Nam, TP. HCM luôn chú trọng nâng cấp hạ tầng nhằm giải cứu tình trạng kẹt xe, ùn tắc, khơi thông cửa ngõ giao thương với các tỉnh thành lân cận.

Nút giao kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh)

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài gần 58km, kết nối Long an, TP. HCM với Đồng Nai, được khởi công từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư 31.300 tỷ đồng.

Phối cảnh nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50. Ảnh: Internet

Phối cảnh nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50. Ảnh: Internet

Theo dự kiến, tuyến đường này sẽ hoàn thành trong năm 2025 và tạo đường kết nối cho khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.

Tuyến cao tốc này có 2 điểm kết nối đi qua TP. HCM trong đó có nút giao với Quốc lộ 50 tại huyện Bình Chánh. Đây sẽ là khu vực được TP. HCM đầu tư khoảng 573 tỷ đồng nhằm hoàn thành nút giao, đảm bảo 6 làn xe đồng bộ với dự án mở rộng Quốc lộ 50, triển khai từ năm 2024 đến năm 2027.

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành được xem là trục giao thông chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do đó việc xây dựng nút giao được xem là vô cùng quan trọng nhằm tạo trục kết nối thuận tiện cho người dân.

Nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành

TP. HCM hiện đang dự kiến bố trí khoảng 2.400 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phối cảnh nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Internet

Phối cảnh nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Internet

Nút giao này sẽ được triển khai trong giai đoạn từ năm 2024-2030, đóng vai trò giúp người dân vùng Đông Nam Bộ và các khu vực lân cận rút ngắn thời gian di chuyển đến Cần Giờ.

Ngoài ra, việc hình thành nút giao này cũng thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Cần Giờ, đặc biệt hình thành Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, tạo điểm kết nối từ Cần Giờ đến TP. HCM, Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực qua đường cao tốc.

Nút giao Gò Dưa đến cao tốc TP. HCM - Chơn Thành

Nút giao Gò Dưa đến cao tốc TP. HCM - Chơn Thành (đoạn Vành đai 2 thuộc địa bàn TP. HCM đến ngã ba Độc Lập giáp với tỉnh Bình Dương) sẽ chuyển thành đường dẫn cao tốc.

Phối cảnh nút giao Gò Dưa đến cao tốc TP. HCM - Chơn Thành. Ảnh: Internet

Phối cảnh nút giao Gò Dưa đến cao tốc TP. HCM - Chơn Thành. Ảnh: Internet

Đoạn đường dẫn này có tổng chiều dài 1.65km, rộng 60m, tuyến đường có điểm đầu tư nút giao Gò Dưa - Vành đai 2 (TP. Thủ Đức) đi trùng với đường Bình Chiểu.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.660 tỷ đồng và sẽ được triển khai trong giai đoạn từ 2024-2028.

Nút giao Gò Công và nhánh nối xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công

Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM qua địa bàn TP. Thủ Đức trong đó có đoạn nút giao Gò Công và nhánh nối xa lộ Hà Nội đến nút giao này hiện đang được đầu tư hoàn thành.

Dự án này có chiều dài khoảng 14,7km nhưng chỉ có một nút giao thông khác mức (nút giao cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) và một chỗ ra vào Vành đai 3 là khu vực cảng ICD Long Bình.

Phối cảnh nút giao Gò Công và nhánh nối xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công. Ảnh: Internet

Phối cảnh nút giao Gò Công và nhánh nối xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công. Ảnh: Internet

TP. HCM sẽ tiến hành đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công trên Vành đai 3 và đường nối từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là xa lộ Hà Nội) với tổng mức đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.498 tỷ đồng.

Dự án này được đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP); trong đó vốn ngân sách tham gia dự án khoảng 3.500 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động khoảng 5.000 tỷ đồng và sẽ thực hiện trong giai đoạn 2024-2027.

Tuyến đường từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp được xây mới dài 5,9km, được giải phóng mặt bằng một lần rộng 67m.

TP. HCM hiện là "điểm sáng" trong top 10 thành phố "giàu" nhất cả nước. Thành phố với gần 9 triệu người này có quy mô GRDP đạt khoảng 65,5 tỷ USD tính đến cuối năm 2023, kinh tế TP. HCM chiếm khoảng 15,5% GDP của cả nước.

Ngoài việc đầu tư cho 4 nút giao, hàng loạt dự án giao thông ở vùng cửa ngõ TP. HCM cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Các dự án xây dựng như cầu Bà Hom, cầu Tân Kỳ Tân Quý, đường nối Trần Quốc Hoàn, mở rộng tuyến đường Tên Lửa, Hoàng Hoa Thám... cũng sẽ góp phần làm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, hoàn thiện mạng lưới giao thông, tăng cường khả năng kết nối cho các khu vực cửa ngõ TP. HCM.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Điểm mặt 4 nút giao 13.400 tỷ đảm nhận trọng trách 'cứu nguy' cho cửa ngõ TP. HCM

Điểm mặt 4 nút giao 13.400 tỷ đảm nhận trọng trách 'cứu nguy' cho cửa ngõ TP. HCM

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 15:23

TP. HCM hiện đang tập trung toàn lực triển khai 4 nút giao kết nối các tuyến cao tốc nhằm 'giải cứu' cho cửa ngõ của thành phố, rút ngắn thời gian di chuyển của người dân.

Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, giá đất nông nghiệp sẽ được quy định như thế nào?

Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, giá đất nông nghiệp sẽ được quy định như thế nào?

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 15:07

Điều 8 Nghị định 71/2024/NĐ-CP đã quy định 3 yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất.

Toàn cảnh khu vực sẽ là 'bến đáp' của hầm chui hơn 1.150 tỷ đồng kết nối đường trục Tây Thăng Long tại Hà Nội

Toàn cảnh khu vực sẽ là 'bến đáp' của hầm chui hơn 1.150 tỷ đồng kết nối đường trục Tây Thăng Long tại Hà Nội

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 14:31

Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long - Vành đai 3 (đoạn Phạm Văn Đồng) với tổng vốn đầu tư hơn 1.150 tỷ đồng nằm ngay cạnh công viên Hòa Bình.