Thứ ba, 20/08/2024, 10:08 AM

QCVN 10:2024/BXD về xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng

(CL&CS) - Trong quá trình thiết kế, cải tạo, xây mới các công trình công cộng, chung cư... thì bắt buộc phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2024/BXD đảm bảo người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể tiếp cận sử dụng.

Công trình xây dựng đảm bảo tiếp cận sử dụng là môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình. Những đối tượng này đều là những người gặp khó khăn khi tiếp cận sử dụng được nhà ở và công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.

Theo đó những người gặp khó khăn khi tiếp cận gồm người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật, người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người từ đủ 60 tuổi trở lên khi bị lão hóa dẫn đến suy giảm các chức năng vận động, nghe, nhìn. Người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển như phụ nữ mang thai, người có con nhỏ đẩy xe nôi, người bệnh, người đang bị chấn thương dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn....Người khuyết tật vận động, người khuyết tật nghe, nói, phát âm không thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Người khuyết tật nhìn.

Để giúp các đối tượng trên dễ dàng tiếp cận những công trình xây dựng Bộ Khoa học và Công nghệ đã thẩm định và Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2024/BXD về xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng. Quy chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể tiếp cận sử dụng. Lưu ý đối với các công trình di tích cần phải bảo tồn, công trình cũ không đủ điều kiện để cải tạo phải có các giải pháp trợ giúp người gặp khó khăn khi tiếp cận.

Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận bao gồm: Nhà chung cư; Công trình công cộng; Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; Các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, công viên, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng). Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình.

1

Thiết kế, xây dựng, cải tạo mới các công trình xây dựng tuân theo quy chuẩn quy định giúp người găp khó khăn dễ dàng sử dụng. Ảnh minh họa

Về yêu cầu kỹ thuật bãi đỗ xe công cộng và điểm dừng chờ xe của các tòa nhà phải có chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Số lượng tính toán chỗ đỗ xe phải tuân theo quy định cụ thể như: Chỗ đỗ xe trên 5 đến 50 thì số lượng tối thiểu cho người gặp khó khăn khi tiếp cận là 1; từ 51 đến 100 chỗ thì số lượng tối thiểu là 2; từ 101 đến 150 chỗ thì số lượng tối thiểu là 3; từ 151 đến 200 thì số lượng tối thiểu là 4; trên 200 thì số lượng tối thiểu là 5 cộng 1 chỗ cho mỗi lần thêm 100 xe.

Vị trí chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải được bố trí gần đường vào, lối vào công trình. Đối với các bãi đỗ xe công cộng chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải gần với đường dành cho người đi bộ. Tại các điểm dừng chờ xe khi có sự thay đổi cao độ phải bố trí vệt dốc hay đường dốc và đặt các tấm lát nổi hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản trên đường chờ để người gặp khó khăn khi tiếp cận đến được các phương tiện giao thông.

Tại các điểm dừng chờ xe phải bố trí chỗ ngồi cho người gặp khó khăn khi tiếp cận và có không gian dành cho người đi xe lăn. Tại khu vực dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải có biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết theo quy ước quốc tế.

Trong một khuôn viên, công trình hoặc một hạng mục công trình, ít nhất phải có một đường, lối vào công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng. Và phải có biển báo, biển chỉ dẫn để có thể nhận biết. Đường, lối vào công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng phải bằng phẳng, không trơn trượt và phải bố trí đường dốc khi có sự thay đổi cao độ.

Khi thiết kế đường dốc phải tuân theo các quy định độ dốc không lớn hơn 1/12; Chiều rộng thông thủy đường dốc không nhỏ hơn 1 200 mm; Chiều dài đường dốc không lớn hơn 9 000 mm; khi lớn hơn 9 000 mm phải bố trí chiếu nghỉ; Chiều dài chiếu nghỉ không nhỏ hơn 1 400 mm; Tại điểm bắt đầu và kết thúc đường dốc phải có không gian có kích thước không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm để xe lăn có thể di chuyển được; Bề mặt đường dốc phải cứng, không được ghồ ghề và không trơn trượt.

Hai bên đường dốc phải bố trí lan can, tay vịn liên tục. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn phải bố trí gờ an toàn hoặc bố trí rào chắn. Tay vịn phải được lắp đặt ở độ cao 900 mm so với mặt sàn/nền hoàn thiện. Nếu bố trí tay vịn hai tầng thì tay vịn phía dưới phải lắp đặt ở độ cao 700 mm so với mặt sàn/nền hoàn thiện. Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, tay vịn phải được kéo dài thêm một đoạn, chiều dài không nhỏ hơn 300 mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm. Đối với lối vào có bố trí bậc tiếp cận phải tuân theo các quy định chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm; Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm; Không dùng bậc thang hở; không làm mũi bậc; Khi bố trí nhiều hơn 3 bậc thì phải bố trí lắp đặt tay vịn hai bên tuân theo quy định.

Trường hợp có cửa trên lối vào cho người gặp khó khăn khi tiếp cận không được làm ngưỡng cửa và không sử dụng cửa quay. Tại lối vào phải lắp đặt biển báo, có hệ thống thông báo bằng âm thanh và tấm lát có dấu hiệu chỉ hướng tiếp cận đến thang máy và các dịch vụ dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn hoặc công trình có lối vào công trình không đảm bảo tiếp cận và không đủ điều kiện bố trí đường dốc phải bố trí các thiết bị hỗ trợ di động.

Đối với cửa thì chiều rộng thông thủy của cửa ra vào công trình không nhỏ hơn 900 mm. Đối với cửa ra vào các phòng chức năng bên trong công trình không nhỏ hơn 800 mm. Khoảng không gian thông thủy ở phía trước và phía sau cửa đi không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm.

Thang máy cần phải có kích thước thông thủy sau khi mở không nhỏ hơn 900 mm. Kích thước thông thủy mặt bằng bên trong buồng thang máy không nhỏ hơn 1 100 mm x 1 400 mm. Không gian đợi trước cửa thang máy có kích thước không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm và phải đảm bảo bằng phẳng, không có các gờ bậc, không chênh lệch cao độ. Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 s để đảm bảo an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Trong thang máy phải bố trí tay vịn tuân theo quy định. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự với màu sắc tương phản hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille.

Nơi đón tiếp/giao tiếp tại các khu vực như nơi ngồi chờ, chỗ xếp hàng để làm thủ tục đăng ký hay thanh toán, quầy bán hàng, nơi đổi tiền, rút tiền, trạm điện thoại công cộng, khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống hoặc tại các bề mặt làm việc trong các công trình công cộng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng.

Phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở khám, chữa bệnh phải đáp ứng có số phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng tuân thủ theo các quy định. Đối với khách sạn, nhà nghỉ dưới 100 phòng phải có ít nhất 5 % số phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng. Nếu có trên 100 phòng, thì cứ có thêm 50 phòng thì phải có thêm 01 phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng.

Trong các công trình công cộng, phải có tối thiểu 01 phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng và không nhỏ hơn 5 % tổng số phòng vệ sinh. Hệ thống báo động dùng để thông báo và chỉ dẫn về các khu vực chờ cứu hộ và lối thoát hiểm phải bằng cả âm thanh và hình ảnh, có đèn hiệu nhấp nháy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Phải bố trí vùng an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD. Vùng an toàn phải gắn trực tiếp với cầu thang thoát nạn và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh.

Tại các nơi giao cắt khác cao độ như các lối sang đường, lối lên xuống hè phố phải làm đường dốc, vệt dốc tuân theo quy định. Đối với công trình đang thi công xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nằm kề cận với đường dành cho người đi bộ phải có rào chắn bảo vệ cao từ 1 000 mm đến 1 200 mm, được dựng chắc chắn để không bị đổ khi va đập vào và phải được chiếu sáng đầy đủ vào ban đêm. Giàn giáo và các biện pháp bảo vệ phải không gây nguy hiểm cho người khuyết tật nhìn.

Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm các tấm lát nổi hoặc các vạch dấu có màu sắc tương phản. Vị trí lắp đặt các tấm lát nổi phải tuân theo các quy định. Chữ và ký hiệu trên biểu tượng quy ước phải tương phản với màu nền. Không dùng chất liệu nền nhẵn bóng, phản quang mạnh để người đọc không bị lóa.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Xây dựng quy chuẩn công trình kiểm soát tải trọng xe, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

Xây dựng quy chuẩn công trình kiểm soát tải trọng xe, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:54

(CL&CS) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đưa ra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình kiểm soát tải trọng xe (KSTTX), nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý xe quá tải, đảm bảo an toàn và tuổi thọ của các công trình giao thông.

Đề xuất quy chuẩn đăng kiểm về bình chữa cháy trên ôtô

Đề xuất quy chuẩn đăng kiểm về bình chữa cháy trên ôtô

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:53

(CL&CS)- Bộ Giao thông Vận tải đang tiến hành dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ôtô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tham gia giao thông đường bộ. Trong đó, lần đầu tiên có quy định về bình chữa cháy.

Có nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô

Có nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô

sự kiện🞄Thứ hai, 09/09/2024, 11:40

(CL&CS)- Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô.