PVcomBank bị tòa án tuyên thua kiện vụ ép khách hàng mua bảo hiểm: Sẽ còn nhiều vụ kiện nữa?

Sau vụ kiện của công ty Thành Thương với phần thắng thuộc về doanh nghiệp đã bị ngân hàng "ép" đến cùng, nhiều ý kiến cho rằng việc kiện tụng liên quan vấn đề bị ép "mua bia kèm lạc" sẽ diễn ra mạnh mẽ thời gian gần đây.

Sau 2 ngày xét xử, ngày 1/7/2022, HĐXX TAND TP Quy Nhơn tuyên bản án buộc Ngân hàng Thương mại CP Đại chúng Việt Nam (PvcomBank) bồi thường cho Công ty Thành Thương hơn 1,3 tỉ đồng. Thành Thương khởi kiện PvcomBank yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị ngân hàng ép mua bảo hiểm của các đối tác được đặt tại PvcomBank, đồng thời không cấp bản sao giấy đăng kí xe (cà vẹt xe), khiến công ty không hoạt động được, gây thiệt hại cho công ty.

PVCombank nhiều lần bị "tố" ép khách hàng mua bảo hiểm

Vụ án giữa công ty Thành Thương và PVCombank thu hút dư luận vì có lẽ, đây là lần đầu tiên một ngân hàng bị thua kiện do ép khách hàng mua bảo hiểm. Từ trước đến nay, nhiều khách hàng đã bị ngân hàng nói chung và PVCombank nói riêng ép mua bảo hiểm đến mức sự bức xúc dồn nén trong lòng người dùng. Nhiều người đã gặp khó mới phải đi vay mà khi đi vay lại bị ép mua bảo hiểm đến mức việc mua hay không trở thành điều kiện tiên quyết cho việc có vay được tiền hay không. Đa phần những người bị ép đều không có nhu cầu mua bảo hiểm nhưng cuối cùng vẫn phải chi ra những đồng tiền lúc khó để mua khiến khó lại thêm khó.

Tại PVCombank cũng vậy. Trường hợp công ty Thành Thương không phải là duy nhất. Tuy nhiên, có lẽ, do ở trạng thái bị ép đến cùng đường nên nước tràn ly khiến 2 bên phải kéo nhau ra tòa làm sáng tỏ vấn đề. Nhiều khách hàng khác cũng bị ép nhưng có lẽ ngại va chạm, ngại tốn công sức, ngại kiện tụng...nên chưa đưa nhau ra tòa.

Chỉ cần search qua google, mọi người đều có thể thấy, PVCombank đã rất nhiều lần bị khách hàng tố ép khách hàng mua bảo hiểm. Đáng chú ý nhất là mới năm ngoái, PVCombank bị người dân tại chung cư Thụy Vân (xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) tố rằng ngân hàng ép phải mua bảo hiểm Prudential trị giá khoảng 10-15 triệu đồng nếu muốn được giải ngân. Điều đáng nói là, dự án chung cư Thụy Vân là dự án nhà xã hội mà đa phần người mua nhà xã hội đều có mức thu nhập khá thấp. Việc ngân hàng PVCombank lúc đó ép khách hàng phải mua bảo hiểm mới đủ điều kiện giải ngân khiến nhiều người bức xúc. Lúc đó, nhiều người đã gửi thư "tố" PVCombank khắp nơi và câu chuyện được bàn thảo trên các phương tiện truyền thông nhưng việc này cuối cùng vẫn rơi vào dĩ vãng. 

Còn nhiều vụ kiện tụng nữa sẽ xảy ra?

ngày 21/10/2015, tại trụ sở chính của PVcomBank đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng đại lý giữa Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam. Theo nội dung Hợp đồng được ký kết, PVcomBank được chỉ định là bên phân phối các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng này.

Việc ký kết giữa ngân hàng và Công ty bảo hiểm có thể nói là khởi nguồn cho vấn đề mang tên "ép" khách. Sau ký kết, nhân viên ngân hàng bắt đầu có chỉ tiêu bán bảo hiểm. Không bán được một cách tự nhiên thì dùng quyền lực của ngân hàng để ép khách. Đặc biệt là khách có nhu cầu vay vốn bị ép mua bảo hiểm đủ kiểu. 

Khi ngân hàng đã "bắt tay" cùng bảo hiểm thì hoạt động ép khách hàng mua bảo hiểm phổ biến.  Để tránh gây bức xúc cho người tiêu dùng, hồi 30/10/2020, Ngân hàng Nhà nước phải đã ban hành Công văn số 7928/NHNN-TTGSNH về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. Tại Công văn này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh bảo hiểm và nhấn mạnh: các ngân hàng không được gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Việc chào bán bảo hiểm pháp luật không cấm nhưng phải giải thích điều khoản, điều kiện của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng mua bảo hiểm của ngân hàng cũng phải tuân thủ quy định pháp luật, nhằm giúp khách hàng hiểu đúng và đủ quyền và lợi ích của mình cũng như các điều kiện, điều khoản thanh toán của bảo hiểm.

Tuy Ngân hàng Nhà nước đã không ít lần "siết" việc bán bảo hiểm chéo của ngân hàng nhưng trạng thái nhiều người bị ép mua bảo hiểm vẫn diễn ra trên diện rộng. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022. Theo Chỉ thị 01, các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh. 

Tuy nhiên, dường như, ranh giới giữa ép và đồng thuận là khó để phân định rạch ròi trừ khi, như Thành Thương-khởi kiện đòi quyền lợi thì trắng đen mới ngã ngũ. Do ranh giới vẫn mong manh, ngay trong thời gian đang xử lý vụ kiện với Thành Thương thì PVCombank vẫn có thông báo mới về sản phẩm hợp tác bảo hiểm mới với Prudential! Theo thông báo đề ngày 14/6,  "PVcomBank đã hợp tác cùng công ty Prudential – một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng các giải pháp trọn gói về tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Theo đó, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, tiện ích, PVcomBank còn mang tới những giải pháp bảo vệ và tích lũy, giúp khách hàng an tâm hơn trước những rủi ro, chủ động với các kế hoạch của bản thân và gia đình. Đánh dấu hành trình hợp tác để cùng thực hiện sứ mệnh “giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống”, PVcomBank và Prudential triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt với tên gọi “Cùng PVcomBank giữ lời hẹn yêu” dành tặng cho tất cả khách hàng".

Nhiều người tự hỏi, khi ranh giới giữa nhu cầu và bị ép buộc không dễ gì người ngoài phân định được thì, trạng thái khiếu kiện tương tự như Thành Thương liệu sẽ còn kéo dài mãi?

Ngô An

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.